Mức độ ô nhiễm của thành phố Hà Nội đang báo động
Theo GS Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, ô nhiễm bụi PM10, PM2.5 của Hà Nội đang ở mức độ ô nhiễm nặng nhưng không có ngày nào có mức độ ô nhiễm nguy hiểm (mức nguy hiểm là khi nồng độ bụi trung bình ngày thực tế lớn hơn trên 3 - 4 lần trị số giới hạn tiêu chuẩn cho phép, hoặc là chỉ số AQI ≥ 300).
Ông Đăng khẳng định các chỉ số hiện tại không mang tính đại diện mà chỉ phản ánh ở từng thời điểm khác nhau. Do đó, vào thời điểm giao thông đi lại nhiều, gió cuốn bụi lên thiết bị đo, cộng với thời tiết hanh khô và nghịch nhiệt trong mùa đông (trên lạnh, dưới nóng) dẫn tới chỉ số đo thực tế tăng vọt.
Không khí bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ sảy thai
Nghiên cứu mới của Đại học Utah (Mỹ) cho thấy ngay cả phơi nhiễm với không khí bị ô nhiễm trong thời gian ngắn cũng có thể tác động mạnh đến cơ thể bao gồm tăng nguy cơ sảy thai lên 16% do tiếp xúc với nồng độ nitơ dioxit cao.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có tác động xấu đến sức khỏe như ung thư phổi, hen suyễn, nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ và phụ nữ dễ bị sinh non. Nhưng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học còn cho biết, phụ nữ sống ở khu vực đông dân nhất ở bang Utah có không khí bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ sảy thai.
Kiểm tra nguy cơ sảy thai của phụ nữ khi tiếp xúc với 3 chất gây ô nhiễm trong không khí - đó là các hạt bụi nhỏ, nitơ dioxit và ozon, kết quả cho thấy những người phụ nữ tiếp xúc với nồng độ khí nitơ dioxit cao trong không khí có nguy cơ sảy thai cao hơn 16%.

Ô nhiễm khói bụi làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm bằng phương pháp sau:
Giữ nhà cửa thoáng mát luôn sạch sẽ
Nhiều người cho rằng nên đóng cửa kín để ngăn khói bụi xâm nhập vào ngôi nhà của chúng ta. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến những khí độc có trong ngôi nhà không thoát ra ngoài được. Những khí độc này bao gồm những chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có thể gây bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ và người lớn và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Thảm, sàn nhà trải nhựa vinyl, các sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm, keo xịt tóc, sơn, chất đốt dùng cho việc nấu ăn và sưởi ấm đều sản sinh ra những chất VOC này.
Nguy cơ từ quần áo tổng hợp
Quần áo làm từ sợi tổng hợp là nguồn chính sản sinh ra những phân tử nhựa siêu nhỏ trong nhà. Con người có thể hít phải những phân tử này. Chúng có thể gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hệ tim mạch và thậm chí gây ung thư. Các chuyên gia cho rằng, những phân tử siêu nhỏ này có thể xâm nhập vào phổi, mạch máu gây ra các chứng bệnh về phổi và tắc nghẽn mạch máu.

Mẹ bầu cần lưu ý tránh những môi trường bị ô nhiễm để đảm bảo sức khỏe của con yêu
Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ bò trên sàn nhà có nhiều nguy cơ hít phải các phân tử này trong các hạt bụi. Khi quần áo làm từ sợi tổng hợp càng cũ, chúng càng dễ làm bung tỏa ra những sợi vải. Bạn nên dùng những loại vải với chất liệu tự nhiên.
Nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Một nghiên cứu thực hiện năm 2012 cho thấy, khách bộ hành, người đi xe đạp và ôtô hít lượng khí gây ô nhiễm nhiều hơn 33% so với những người đi xe buýt. Nguyên nhân là do luồng không khí lưu thông vào trong ôtô thường đến từ phía trước – trong nhiều trường hợp thường chứa khí thải từ ống xả của các phương tiện đi trước.
Một biện pháp để khắc phục tình trạng này là bật hệ thống điều hòa không khí trong ôtô sang chế độ lấy gió trong, để sử dụng không khí tuần hoàn bên trong cabin thay vì hút vào không khí ô nhiễm từ đường phố bên ngoài.