Mẹ của vận động viên thiểu năng trí tuệ 2 lần đến Nhà Trắng

07:43, Chủ nhật 04/09/2011

( PHUNUTODAY ) - mẹ của Xu đau đớn, xót xa chia sẻ với bác sĩ tại trường học dành cho trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

(Phutoday) - Với mong muốn được chia sẻ nỗi đau, kinh nghiệm nuôi dạy trẻ với những bà mẹ trên thế giới có những đứa con bị thiểu năng trí tuệ, chị Bao Meiqin, mẹ của VĐV thiểu năng trí tuệ 21 tuổi nổi tiếng của Trung Quốc là Xu Chuang, đã dành gần một năm để viết quyển sách với tựa đề “Cuộc phiêu lưu của Xu Chuang vào thế giới”.

Từ một đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ
Xu Chuang
Quyển sách kể về cuộc sống của Xu cùng gia đình từ khi được sinh ra cho đến nay. Chị Bao cho biết: “Từ một cậu bé bị kém trí, Xu đã vượt qua nhiều khó khăn để trở thành một trong những người nổi tiếng của thể thao Trung Quốc. Tôi muốn dùng những mẩu chuyện về con trai mình để khuyên nhủ những người đang phải đối mặt với thử thách trong cuộc sống, phải vững vàng để đạt được thành tựu”.
 
Xu Chuang sinh ra trong một gia đình có nền tảng âm nhạc. Ông ngoại là nhạc trưởng của Dàn nhạc Philharmonic Thượng Hải. Cha là một nghệ sĩ violin tại nhà hát. Xu là niềm kỳ vọng của gia đình, họ hy vọng Xu sẽ tiếp tục sự nghiệp âm nhạc của ông và cha. Từ lúc nhỏ, Xu đã bộc lộ khả năng ca hát của mình. Xu hát rất hay, rất truyền cảm và diễn xuất cũng rất tự nhiên. Lúc 5 tuổi thì Xu đã tham gia biểu diễn văn nghệ. Ở trong lớp học, Xu thường tham gia ca hát mỗi khi có chương trình văn nghệ.
 
Nhưng số phận trớ trêu, năm lên 6 chỉ sau một trận sốt liên miên đã biến cậu từ một đứa trẻ khỏe mạnh thành một đứa trẻ ốm yếu. Xu bị bại não. “Cảm giác có một đứa con trai bị thiểu năng trí tuệ thật giống như có một tảng đá đè nặng trong lòng chúng tôi”, chị Bao Meiqin - mẹ của Xu đau đớn, xót xa chia sẻ với bác sĩ tại trường học dành cho trẻ bị thiểu năng trí tuệ.
 
Chính cha mẹ là bác sĩ điều trị cho con mình
 
Sau nhiều tháng tâm sự, chia sẻ với các bác sĩ cùng những gia đình có con bị bại não và bằng bằng chính tấm lòng của một người mẹ, chị Meiqin nhận thức được rằng, chính cha mẹ chứ không ai khác, là bác sĩ điều trị tốt nhất cho con mình. Từ đó chị tự nhủ với bản thân, công cuộc điều trị bệnh bại não cho con là vô cùng gian khổ, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, cả sự kiên trì và lòng yêu thương con vô bờ bến.
Xu Chuang
Không thể nôn nóng, dù ai cũng mong muốn con mình mau chóng hết bệnh. Thời gian điều trị bệnh này được tính từ 5 năm trở lên, sau 5 năm này, có thể tiếp đến 5 năm khác nữa. Và cứ thế, cho đến lúc nhìn thấy con mình dần dần bắt nhịp được với đời sống bình thường, thời gian có khi là không giới hạn. Đừng mệt mỏi, buồn chán, buông xuôi cho số phận hoặc cứ ôm con rầu rỉ than khóc chẳng muốn làm gì, chỉ muốn cùng chết với con. Để có thêm sức mạnh tinh thần, chị Meiqin đã tìm đến niềm tin tôn giáo: cầu nguyện. Nhưng chị không bao giờ bỏ rơi Xu trong đau đớn tuyệt vọng.
 
Hàng ngày, sáng dậy mặc quần áo, đánh răng rửa mặt, cho Xu đi nhà vệ sinh, ăn sáng, giúp con rèn luyện phục hồi sức khỏe, cho đến ra ngoài hoạt động… là tất cả những công việc trong cuộc sống hàng ngày của chị Meiqin. Năm Xu 10 tuổi, thấy các bạn nhỏ trong khu chung cư cắp sách đến trường, Xu mong sao mình cũng được như các bạn.
 
Nhìn ánh mắt đầy ước mong của con trai, chị Meiqin quyết tâm, nhất định phải thỏa lòng mong muốn của con. Qua sự cố gắng không mệt mỏi của chị và sự giúp đỡ nhiệt tình của những người làm công tác giáo dục, Xu đã được cắp sách đến trường.
 
Hai mẹ con cùng “chơi chữ”, “chơi chạy”
 
Vẫn biết ở trường các thầy cô có phương pháp dạy cho Xu, nhưng mỗi tối chị Bao cũng dành thời gian kèm thêm con. “1-2-3, Xu đọc theo mẹ nào. 1-2-3!”. Xu “đánh vật” với những con số đơn giản nhất và mẹ “đánh vật” với con. Mẹ đọc “1-2-3”, Xu đọc “2-3-1”, mẹ lại phải uốn nắn lại “1-2-3”… cứ thế, như một “trò chơi” không thể cười được, cho đến khi Xu đọc được theo mẹ thì “cuộc chơi” mới kết thúc.
 
Dưới sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo và mẹ, Xu đã có sự chuyển biến tích cực. Xu đã biết chào hỏi mọi người, biết làm một số việc mẹ và cô giáo yêu cầu. Dần dà, Xu biết làm toán, làm văn…
 
Theo lời của chị Bao kể lại, buổi tối hôm đó sau khi học xong bài vở, 2 mẹ con cùng ngồi xem tivi. Nhẹ nhàng vỗ về, chị quay sang hỏi Xu: “Xu à. Lớn lên con muốn làm gì nhỉ?”. Xu bảo: “Con muốn… chạy được nhanh”. Ngạc nhiên, chị Bao lại hỏi: “Điều mong ước lớn nhất của con là gì, Xu yêu?” . Xu lại đáp rằng: “Con muốn chạy được thật nhanh, thật nhanh, để có điều kiện cống hiến tài năng của mình cho mọi người, đem đến niềm vui cho mọi người, cho mẹ”.
 
Đến lúc này thì chị Bao đã hiểu, thì ra Xu muốn trở thành một vận động viên điền kinh xuất sắc. Đúng là Xu đang ước mơ điều ấy và mong nhanh chóng trở thành sự thực. Chẳng qua cậu chưa “đủ vốn” từ và kiến thức để nói rõ ước mơ ấy mà thôi.
 
Cảm động trước ước mơ của con trai, chị Bao đã đến trình bày ý muốn với các giáo viên đang dạy Xu. Một số giáo viên thẳng thắn nói với chị Bao rằng, Xu không phù hợp khi tham gia Thế vận hội đặc biệt ấy. Bởi hai lẽ. Thứ nhất, bộ nhớ của Xu quá yếu. Thứ hai, điều kiện kinh tế gia đình của chị Bao không chi trả đủ các khoản phí luyện tập. Đắn đo suy nghĩ một hồi nhưng sau cùng chị Bao vẫn quyết định, bằng mọi giá vẫn phải để cho Xu thực hiện được ước mơ. Bởi đó là ước vọng của Xu.
 
Kể từ đây, chị Bao bắt đầu dạy cho con trai mình “bài học về sự tồn tại”. Chị bảo với Xu rằng: “Điều quan trọng nhất đối với một người bị khuyết tật trí tuệ là xác định được định hướng cho tương lai của mình”. Để hướng tới mục tiêu này, đòi hỏi thực sự cần thiết người đó phải có một thái độ tích cực và không nhượng bộ đối với cuộc sống, rồi kiên trì làm chủ các kỹ năng của mình.
 
Là một phần của bài học, chị Bao để cho con trai mình xem bộ phim Forrest Gump. Bộ phim kể về cuộc đời của nhân vật chính Forrest Gump cũng bị khuyết tật trí tuệ, với chỉ số IQ dưới 70, nhưng bằng sự nỗ lực ông đã đạt được thành công trong cuộc sống. Xem xong bộ phim này mấy lần, Xu mạnh dạn nói với mẹ: “Con muốn thành công như Forrest Gump”. Khóc vì sung sướng, chị Bao ôm chặt Xu vào lòng, thủ thỉ: “Được rồi… con yêu. Con trai của mẹ sẽ… trở thành một Forrest Gump thứ hai. Ok!”.
 
Bắt tay vào kế hoạch, thời gian đầu chị Bao sẽ là huấn luyện viên của con. Chị bắt đầu lục tìm những sách dạy về các kỹ năng chạy bộ cơ bản để về dạy cho con. Có kiến thức cơ bản, hai mẹ con Xu bắt đầu một chuyện phiêu lưu hoàn toàn mới mẻ. Lúc đầu, chị Bao xác định giờ chạy bộ cho Xu là vào buổi sáng, sau khi ăn sáng ít nhất 2 giờ, với quãng đường 1 km.
 
Đường chạy, chị Bao chọn cho Xu tập ở các công viên hay và chạy trong vườn có những thảm cỏ mềm dành riêng cho môn này. Trước khi bắt đầu mỗi lần chạy, chị đều cho Xu uống một cốc nước hoa quả hay sữa. Chị còn giúp Xu khởi động trước khi chạy để tranh chấn thương cơ bắp. Đó là các bài tập làm nóng cho các cơ ít vận động khi chạy, cùng các bài tập “khởi động” bàn chân như: xoay mũi bàn chân, di chuyển chéo chân... Hai mẹ con cùng làm lặp lại từ 4 - 6 lần.
 
Đến phần kỹ thuật chạy, chị Bao đọc đi đọc lại cho Xu nghe đến thuộc lòng lòng, kiểu như: “Trong khi chạy, đầu và thân người cần giữ thẳng tự nhiên. Ngửa người về trước hay về sau sẽ khiến các cơ phần thân trên bị căng thẳng, hạn chế thả lỏng toàn thân. Để xác định tư thế đúng của thân, khi chạy nên nhìn về trước khoảng 10 - 15m. Thả lỏng các cơ khi chạy…”
 
Rồi hai mẹ con cùng chạy, vừa chạy chị Bao vừa cổ vũ động viên tinh thần Xu. Sau mỗi buổi tập, chị đều ghi chép những lỗi sai, lỗi chưa được trong quá trình chạy của Xu, mà chỉnh sửa dần dần. Thật ngạc nhiên, Xu luyện tập rất chăm chỉ, thành tích của cậu cũng mỗi ngày một tăng.
 
Thành quả: Xu là một người đa tài
 
Nhưng ngạc nhiên của các giáo viên, thông qua việc chuẩn bị cho các kỹ năng vật lý cho Special Olympics  của Xu đã được cải thiện và anh đang trở nên hướng ngoại. Kết quả của anh cũng cho thấy tiến bộ đáng kể. Trong năm 1999, tại một giải đấu bóng bàn cho những người khuyết tật trí tuệ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Xu đã giành chức vô địch khi đánh bại hơn 500 cầu thủ đến từ hơn 30 quốc gia. Điều này đem về cho anh một vị trí trong đội ngũ đào tạo cho các vận động viên Thế vận hội đặc biệt tại một trường học cho trẻ em khuyết tật trí tuệ.
 
Năm 2002, Xu đã tham dự Đại hội Special Olympic toàn Trung Quốc lần 3, với tư cách là một nhà báo. Không nằm ngoài kỳ vọng, Xu cùng đội tuyển bóng đá người kém trí Trung Quốc đoạt Huy chương Bạc tại Giải Special Olympics năm 2003 tại Dublin, Ireland.
 
Đánh dấu bước trở thành của Xu, tại giải Special Olympics diễn ra tại Thượng Hải từ ngày 2 đến 11/10/2007, Xu cùng mẹ đã góp phần không nhỏ trong công tác tổ chức. Với những sự đóng góp đó, Xu đã vinh dự được chọn làm Đại sứ của Special Games trên toàn cầu năm 2004 và hai lần được mời đến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ George Bush.
 
Hiện Xu là Trợ lý Kinh doanh của Tập đoàn Amway tại Thượng Hải. Dù thừa nhận mình chưa đọc hết những gì mẹ đã viết nhưng anh tỏ ra vô cùng xúc động: “Tôi phải cảm ơn mẹ. Mẹ đã làm quá nhiều chuyện cho tôi. Không chỉ vì quyển sách này mà là tất cả những nỗi khó nhọc mẹ đã chịu đựng kể từ khi tôi ra đời”.
Còn đối với bà Bao: “Tôi hạnh phúc khi thấy con tôi được mọi người thừa nhận.
 
Không thể tin được một vận động viên thiểu năng trí tuệ lại nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thương như vậy khi các quan chức ở Đại hội đã ôm và hôn Xu như con của họ”.

PV

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc