(Phunutoday) - Buổi chiều của đời nghệ sĩ như một bữa tiệc tàn trên sân ga cuối cùng của cuộc đời. Bao nhiêu cẩm bào, ngai vị, xa hoa gấm vóc cũng trả lại hết cho đời. Người nghệ sĩ sẽ lui về nơi ẩn náu của mình, như truyền thuyết về loài chim Phượng Hoàng trong thần thoại Ấn Độ.
[links()]
Rằng, chim Phượng Hoàng được sinh ra trên ngọn những ngọn cây Ngô đồng và cây Bao báp cao nhất trên những khu rừng già của đại ngàn. Không ai nhìn thấy chúng bao giờ. Lớn lên chúng vỗ cánh bay đi bốn phương trời đến những vùng rừng núi chạm đến cửa Trời để sống.
Một ngày kia khi đã thấy già, chúng bay về lại khu rừng trên những ngọn cây đã sinh ra. Phượng Hoàng tha những cành củi khô làm cho mình một cái tổ và nằm trên đó đến khi chết. Người đời có tìm gặp những cái tổ trên ngọn cây cao nhất với nắm xương khô, nhưng không bao giờ nhìn thấy chim Phượng Hoàng.
Thẩm Thúy Hằng và một số ít nghệ sĩ như cố NSND Phùng Há, Kim Cương, Minh Cảnh, Bạch Tuyết… đã chọn cho mình con đường về cõi Phật từ bi, tu thiền, ăn chay trường, làm việc từ thiện xã hội sống nốt quãng đời con lại. Họ giống như những con chim Phượng Hoàng trong thần thoại giữa đời thường.
Phật duyên với minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng
Có một ngày cuối thu năm 1999, nhà thơ – họa sĩ Phan Vũ (tác giả bài thơ Em ơi Hà Nội phố) rủ tôi đến thăm nhà Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng mà ông cho rằng hai vợ chồng nhà ấy là bạn rất thân. Ngưỡng mộ lẫn kính trọng hai con người ấy, tôi vui mừng chở ông đi ngay.
Trên đường đi ông còn dặn dò: “Hỏi thăm chuyện đạo và đời cho vui. Bà ấy giờ tu tại gia, không buồn kể chuyện phim ảnh đâu. Đừng chụp ảnh gì cả…”. Nhà thơ Phan Vũ là một lãng tử thâm niên, một tín đồ của cái đẹp, mê cái đẹp quên thời gian, nhưng hồ như xưa nay tôi chưa từng nghe ông ca tụng ai đẹp nhất, trừ người vợ đã mất khi trẻ của ông là một diễn viên điện ảnh cùng thời với NSND Trà Giang. Nay lại nghe ông ca tụng Thẩm Thúy Hằng là người phụ nữ đẹp nhất… hành tinh thì rất lạ.
Ông miên man nói về nhan sắc một thời, mỹ nhân một thời ở miền Bắc và miền Nam, rồi bình luận về góc cạnh đẹp trong hội họa, phim ảnh, sân khấu và đời thực. Với ông, tóm lại Thẩm Thúy Hằng là người phụ nữ thành đạt đỉnh cao nhất trong sự nghiệp và nhan sắc đẹp lộng lẫy không ai sánh nổi. Nhưng bây giờ, ông trầm giọng: “Gìa rồi, tàn phai và xa lánh mọi người để giữ vẻ đẹp trong lòng người ngày xưa, tội lắm. Nhà Phật là cánh cửa mở để phục sinh tâm hồn những người như bà ấy…”.
Sau nhiều năm trong đời, tôi mới nhìn thấy lại Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng và ông Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh tại tư gia căn biệt thự số 608 đường Cách mạng Tháng 8, quận 10, TPHCM, gần chợ Hòa Hưng ngày nay. Cuộc thăm hỏi của những người bạn lớn với nhau, tôi chỉ ngồi im lặng nghe như một cậu bé và chiêm nghiệm. Cho đến khi cô Hằng cho biết đến giờ tụng kinh niệm Phật, tôi với nhà thơ ra về, lòng dạt dào một cảm xúc khó tả. Buồn và vui lẫn lộn, mơ hồ…Chợt nhớ đến bài thơ Nhan sắc của Thế Lữ mà khi còn tuổi sinh viên tôi đã thuộc lòng:
“Nhưng em ơi, vẻ xanh tươi trong trời đất
Tuy đến hạn u tàn, song chẳng mất:
Đông qua, lại thấy xuân sang,
Còn vẻ đẹp giai nhân, đắm đuối rỡ ràng,
Gồm những ánh tinh hoa bao cảnh sắc.
Phải đâu cũng lâu bền như non nước ?
Một ngày kia, em ngắm lại dung nhan.
Em sẽ cùng ta buồn trách thời gian,
Tiếc cảnh vui qua, tiếc mầu rực rỡ
Của xuân đời ngàn năm không về nữa”
Nhìn thấy thần tượng Thẩm Thúy Hằng, bài thơ làm cho tôi chợt nhớ đến nghệ danh Thẩm Thúy Hằng… chữ Hằng là tên con sông Hằng bên Ấn Độ, là dòng sông gội rửa mọi tội lỗi cho con người. Dòng sông đưa con người về với cõi Vĩnh hằng, về với cõi Phật từ bi, về với Thánh ALah đang ngự tại Phương Đông. Dường như định mệnh đã sắp đặt mối tương nghiệp có phật duyên từ những ngày ở tuổi 16-17 khi Kim Phụng thi trúng tuyển diễn viên vai Tam Nương của hãng phim Mỹ Vân cuối năm 1958 cho bộ phim “Người đẹp Bình Dương”.
Liên quan đến cửa Phật người đời ai cũng biết đến một nghệ sĩ nổi danh cùng thời Thẩm Thúy Hằng là nghệ sĩ cải lương Minh Cảnh. Minh Cảnh bắt đầu ca hát mê vọng cổ từ năm 15-17 tuổi, anh đã thuộc làu tuồng “Huyết lệ trùng dương” .
Năm 24 tuổi (1961), Minh Cảnh xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu với bài vọng cổ “Tu là cội phúc” của soạn giả Viễn Châu, và trở thành một ngôi sao cải lương đến nay chưa từng ai vượt qua giọng ca vàng trời phú cho Minh Cảnh. Nhưng dường như “kép chánh” Minh Cảnh luôn thủ những vai diễn sầu ai, bi thương, cơ hàn, giang hồ độc hành… như một định mệnh cuộc đời dành sẵn cho người nghệ sĩ tài hoa như anh.
Người miền Nam không có ai là không mê tiếng hát Minh Cảnh, nhưng ít ai để ý hầu như các vai diễn của anh đều có chút gì đó liên quan đến cõi Phật. Một Trần Tự Tâm trong “Máu nhuộm sân chùa”, một Âu Thiên Vũ trong “Mùa thu trên Bạch Mã Sơn”, một Cao Nguyên Bình trong “Đêm lạnh chùa hoang”, hay Võ Đông Sơ, Kiếm sĩ mù, Đạo đời hai ngã, Lưu Bình - Dương Lễ…và cuối đời, Minh Cảnh nương nhờ cửa Phật tại TP HCM, rồi anh sang Mỹ trị bệnh hiểm nghèo cũng tá túc trong một ngôi chùa, ăn chay trường, niệm Phật hàng đêm.
Với một người bình thường, việc nương nhờ cửa Phật, xuất gia tu hành thường rơi vào chuyện tình tan vỡ, buồn đau, bất mãn sự đời. Còn một nghệ sĩ, một người nổi tiếng như Thẩm Thúy Hằng, Minh Cảnh, Kim Cương, Bạch Tuyết… việc tu hành là một pháp giải thoát, một nơi gửi thân ẩn náu, trốn tránh người đời và sự đời tìm vui trong lời kinh tiếng kệ, mõ sớm chuông chiều, để phôi pha đi những nỗi buồn, hoài tiếc, sân si một thời trẻ trung, nhan sắc huy hoàng.
Thẩm Thúy Hằng giã từ những hào quang của cuộc đời không chút dễ dàng. Bẵng một thời gian, khoảng năm 2006 cô bất ngờ trở lại sân khấu với hai kịch bạn viết về tình yêu, hạnh phúc. Giới nghệ sĩ sân khấu và người ái mộ mừng húm vì sự trở lại này.
Đó là nghiệp duyên chưa dứt, ngộ tánh chưa thông. Nhiều năm tu tại gia, làm tu sĩ, phật tử nhưng nghĩa vụ gia đình, vương vấn tình bằng hữu và nghiệp đời làm sao Thẩm Thúy Hằng dứt bỏ hồng trần. Khi bán căn nhà ở quận 10, dời về Bình Qưới –Thanh Đa sinh sống, người lui kẻ đến ít dần, nhất là khi người chồng TS Nguyễn Xuân Oánh qua đời, Thẩm Thúy Hằng mới thật sự dứt bỏ nghiệp trần để tu hành, xa lánh cõi tạm trừ những bạn bè thân hữu xa cũ, ruột rà mới gặp được cô.
"Phật tức Tâm, Tâm tức Phật", ngoài tâm không có Phật, Phật ở chính ngay trong tâm của chúng ta. Theo cách diễn đạt của Cư sĩ Chính Trực thì, Phật không có ở trong chùa, cũng không có ở trên non trên núi cao, không có ở dưới sông dưới suối, không có ở trong rừng, trong hang, không có ở cội cây, hòn đá.
Phật không có ở trong các pho tượng do người đời tạc ra hay tượng đá tự nhiên hình thành hoặc trong tranh vẽ. Những người tự xưng là Phật sống, chỉ là đại diện của Phật để dâng sớ cúng sao, giải hạn, cầu an, cầu siêu trên đời, hoặc thấy cội cây, hòn đá có hình dáng lạ lùng nào đó, liền cho là Phật hiện, đổ xô đến lạy lục, đều không phải Chánh Pháp, đều là mê tín dị đoan cả.
Trong lịch sử Phật giáo có một tình tiết thú vị là Thái tử Tất Đạt Đa sinh vào ngày rằm tháng Tư (Âm Lịch) năm 624 trước Công nguyên. Là con vua Tịnh Phạn (Shuddhdara) trị vì vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (hiện nay ở phía Nam nước Nepal, lúc bấy giờ thuộc lãnh thổ Ấn Ðộ).
Sau sáu năm tu hành khổ hạnh trên núi không thành, khi ra khỏi rừng sâu đến bên bờ sông Ni-liên-thiền tắm rửa thì tay chân và thân thể không còn sức, Ngài ngã xuống đất hôn mê, thì may sao có một người nữ chăn dê tên là Tu-xà-đa thấy thế liền mang sữa dê đến cho Thái tử uống. Uống sữa dê xong, Thái tử dần dần hồi phục được sức khỏe. Năm vị xuất gia theo hầu trước kia, thấy Thái tử nhận sữa cúng dường của người nữ chăn dê, cho rằng Thái tử đã thối thất tâm đạo, liền bỏ Ngài ra đi.
Thái tử cũng không biện bạch, một mình đi đến gốc cây Tất-bát-la bên bờ sông (sau khi Đức Phật thành đạo đổi tên là cây Bồ Đề) ngồi kiết già, phát lời thệ nguyện: “Máu có thể cạn, thịt có thể rữa, xương có thể khô, nhưng nếu không giác ngộ, ta thề không rời khỏi chỗ ngồi này!” và Ngài đã ngồi thiền 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề rồi đắc đạo thành Phật (hiệu là Thích Ca Mâu Ni).
Phải sau một thời gian tu tập thiền định, trí tuệ bát nhã bừng sáng, Ngài mới giác ngộ được Chân Lý và thành Phật. Sau đó, Đức Phật chỉ dạy rằng: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh".
Nghĩa là tất cả mọi chúng sanh ai ai cũng có Phật Tánh, còn gọi là tánh giác ngộ. Đó là tánh sáng suốt hoàn toàn tuyệt đối. Dù là kẻ ngu hay người trí cũng đều có Phật Tánh như nhau. Chỉ tại sự mê ngộ chẳng giống nhau, chẳng đồng đều, cho nên thế gian mới có kẻ ngu, người trí.
Người ngộ được Phật Tánh sẽ thấy cảnh trần càng đẹp, càng thuần. Phật Tánh hay tánh giác ngộ chỉ hiện ra khi tâm phiền não không còn, cũng như khi mây đen tan biến hết thì mặt trăng sáng hiện ra vậy.
Tất cả mọi chúng sanh ai ai cũng sẽ trở thành một vị Phật, nếu biết tu tâm dưỡng tánh theo đúng Chánh Pháp. Không cần phải qua tận Tây Trúc, Ấn Độ để tìm Phật. Cũng không cần phải vào tận chốn rừng sâu, hay trèo non lội suối, cũng không cần phải làm những chuyện thay đổi hình tướng, không cần phải làm những chuyện dị hình dị tướng, không cần làm những chuyện khác thường khác đời gì cả.
Tất cả mọi chúng sanh ai ai cũng có thể tu trong mọi hoàn cảnh, ngay tại thế gian này, ngay trên cõi đời này. Chỉ có điều là chúng ta có phát tâm muốn tu hay không mà thôi. Chúng ta đã biết là tất cả ai ai cũng đều có những tâm niệm xấu ác cần phải tu, cần phải sửa, cần phải chừa bỏ.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Những tâm niệm đó chỉ là vọng tâm". Nghĩa là những tâm niệm đó "tùy duyên mà có", hết duyên thì lặng mất, chứ không phải là tâm thực của chúng ta, không phải là "chơn tâm". Thẩm Thúy Hằng là người đã tùy duyên mà có.
Con đường sự nghiệp của Thẩm Thúy Hằng không phải là con đường bao giờ cũng xuôi chèo mát mái như người đời nghĩ. Sự sáng tạo và lao động cật lực của Thẩm Thúy Hằng là một tấm gương để những người làm nghệ thuật ngưỡng mộ. Một nghệ sĩ cùng thời với Thẩm Thúy Hằng (xin được giấu tên) đã tâm sự : “Tôi là một trong hàng vạn tín đồ yêu đơn phương Thẩm Thúy Hằng như yêu một Nữ hoàng nhan sắc. Nhưng với tôi, tình yêu còn là sự nể phục đến kính trọng tấm gương tài năng, nhan sắc và lao động nghiêm túc, hết mình nghệ thuật, vì khán giả”.
Theo ông, việc Thẩm Thúy Hằng tu hành, ăn chay trường, lánh xa chốn ồn ào là lẽ thường của một tên tuổi lừng danh như cô. Khi thời nhan sắc không còn, đã héo úa, phai tàn cô rút vào im lặng, tịnh tâm bỏ mặc người đời hoài tiếc và nhớ mãi những gì đã có. Đừng xem việc đó là gì cả, rất bình thường.
Thẩm Thúy Hằng ngày xưa là nữ hoàng nhan sắc, là người đẹp Bình Dương, con người đó đã mất rồi, đã thành qúa khứ xa rồi. Còn Thẩm Thúy Hằng ngày nay, xin gọi cô với Pháp Danh gì đó là Diệu Hiền, Diệu Hạnh, Diệu Thiện… như thế sẽ công bằng hơn với cô ấy.
Là phụ nữ bình thường, không có điều kiện thì không nên sa đà vào thẩm mỹ, dao kéo. Còn một nghệ sĩ nổi tiếng, việc thẩm mỹ là không thể cưỡng lại. Ai cũng muốn mình trẻ trung, xinh đẹp vĩnh viễn trong lòng người ái mộ.
Huyền thoại nhạc Rook Michael Jakson chi cả triệu đô la cho việc làm đẹp trong một lần lưu diễn, nữ hoàng điện ảnh Liz Taylor tốn nhiều triệu đô la để giữ mãi nhan sắc nữ hoàng Cléopatra…Thẩm Thúy Hằng có thấm tháp gì đâu so với những hoàng đế ca nhạc, nữ hoàng điện ảnh thế giới. Chỉ tại góc nhìn hẹp, không quen của quan niệm về thẩm mỹ, sắc đẹp người Á Đông và người Việt chúng ta.
Từng có lúc tại Sài Gòn vào thập niên 1960, người đời đã so sánh Thẩm Thúy Hằng ngang với những minh tinh Châu Á và thế giới là gì. Kể cũng lạ, từ một nữ sinh vô danh, Thẩm Thúy Hằng bước lên đài vinh quanh nghệ thuật với danh hiệu để đời mọi người ái mộ mà không cần bất cứ một kỳ sát hạch, thi thố gì cả. Điều này là xưa nay hiếm vì không hề có tiền lệ bao giờ.
Nghề và nghiệp diễn đã để lại cho Thẩm Thúy Hằng nhiều kỷ niệm khó quyên. Có những kỷ niệm vui mà cũng có những kỷ niệm buồn, làm sao người đời biết được. Việc chăm lo cho 4 người con, chăm lo cho chồng, chăm lo sân khấu kịch, điện ảnh, ca nhạc…vừa phải viết kịch bản, quản lý đoàn, vào vai chính, thu chi tài chính, ngoại giao, bạn bè, báo giới chưa kể đến những biến cố, thăng trầm lịch sử Sài Gòn cũ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của chồng con. Có cả những kỷ niệm suýt chết người vì yêu nghệ thuật.
Đó là vào năm 1970, khi quay bộ phim “Xin đừng bỏ em” của Thăng Long điện ảnh do Lê Mộng Hoàng đạo diễn, Thẩm Thúy Hằng đã bị tai nạn liên quan đến phần đầu và mặt khi ngọn đèn Sunlight rớt xuống trúng ngay đầu trong khi “Người Đẹp Bình Dương” đang “say mê” diễn xuất một cảnh tình cảm rất mùi. Tai nạn đã làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác của Hằng chút nữa làm cho người đẹp của chúng ta trở thành “độc thủ mỹ nhân”.
Thẩm Thúy hằng còn là nghệ sĩ điện ảnh đầu tiên xuất khẩu đóng phim. Khi tên tuổi của cô vang dội khắp Á Châu, các hãng phim Đài Loan, Thái Lan lập tức tìm Thẩm Thúy Hằng mời đóng phim mà đến nay chưa có một nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam nào được may mắn đó. Đóng vai nữ chính với các tài tử thế giời đang nổi tiếng như trong bộ phim S.T.A.B của Đạo diễn Chalong Pakdivijit dàn dựng.
Phim do hãng Colombia Mỹ phát hành, với sự diễn xuất của các ngôi sao "đa quốc tịch" như Greg Moris, Anoma Palalak, Krung Srivilai… Ngay trong phần giới thiệu bộ phim, tên của chị được nêu lên trân trọng, xem như là một sự xuất hiện thật đặc biệt. Phim này khi phát hành tại Thái Lan và Việt Nam có tên là “Vàng”. Đây là bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Thái Lan (trước năm 1974).
Lòng thanh thản, hồng trần dễ có mấy ai
Một ngày trung tuần tháng 4/2003, trước 4 tháng Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh qua đời, trong căn nhà ở Bình Qưới- Thanh Đa, NSUT Thẩm Thúy Hằng đã nhấc điện thoại nói chuyện với một đạo sư, cô nhắc lại cuộc hẹn tại tư gia với sự chờ đợi của Tiến sĩ Oánh.
Khi đạo sư đến nơi, Tiến sĩ Oánh đã thay trang phục chỉnh tề và lịch sự, thắt ca-ra-vat nghiêm túc theo tác phong thường ngày của ông. Chỉ duy nhất một điều khác là sức khỏe không cho phép, buộc ông phải ngồi trên chiếc xe lăn.
Thẩm Thúy Hằng ngồi bên cạnh phu quân nói khá nhiều về chuyện hiện thức với vô thường. Cô rất tin tưởng vào sự tối nhiệm mầu của Phật pháp và sự hóa thân mầu nhiệm của Quán Thế Âm vi diệu. Sau nhiều năm ngẫm nghiền kinh Phật và giáo lý, Thẩm Thúy Hằng, người đẹp Bình Dương trở thành một đệ tử rất uyên bác, thẩm thấu nhiều về đạo pháp.
Nhớ có lần kỳ nữ Kim Cương thổ lộ: không hẹn mà gặp, tôi với Hằng có những công việc rất giống nhau. Cùng nghiên cứu về Phật pháp, ngồi thiền và ăn chay trường, tham gia các cuộc từ thiện - xã hội dưới màu áo Phật tử. Hôm đám tang NSND Phùng Há, người thầy lớn, má Bảy của ngành cải lương, cả Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương đều trong trang phục Phật tử, túc trực thường xuyên bên má Bảy.
Trong sách Kinh dạy tu tại gia, khuyên con người luôn sống hiếu đạo trước tiên là với cha mẹ, anh em, người thân. Không phải lên chùa xuất gia mới là người tu hành. Khi thầy tu còn mặc chiếc áo nâu sòng là còn mắc nợ người nông phu tay lắm, chân bùn, khuya sớm vất vả để trồng cây dâu, nuôi tằm, lấy kén, quay tơ, dệt vải và may thành áo.
Khi nhà sư còn ăn đậu phụ là còn mắc nợ người đã trồng ra đậu và chế biến thành món ăn. Như vậy, pháp tu tâm chính là sống chân thật, làm việc thiện, hiếu thảo. Thì việc lên chùa hay ở nhà tu đều giống như nhau. Những nghệ sĩ tài danh nổi tiếng một thời như Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Bạch Tuyết, Minh Cảnh…khi sức khỏe đã yếu, thời xuân sắc đã không còn trên làn môi, đôi má. Mắt đã nhăn nheo, yếu mờ rất cần chuông mõ công phu để thanh thản, tịnh tâm và quên hết thảy mọi sân si cõi trần.
Thẩm Thúy Hằng tâm sự với vị đạo sư rằng: anh Oánh chưa hiểu sự nhiệm mầu của Phật. Là câu nói rất thực lòng. Bởi từ khi khởi nghiệp công danh, Tiến sĩ Oánh từng là sinh viên giỏi nhất Đại học Harvard Hoa Kỳ.
Ông không có cơ hội tiếp xúc với giáo lý nhà Phật vì con đường ông chọn đi là con đường tri thức hiện đại nhất của nhân loại về kinh tế, ngân hàng, không phải thế giới tâm linh. Trở về đất nước, ông mang hết sở học và kinh nghiệm ra để phụng sự đất nước.
Cho dù đó là chế độ Sài Gòn cũ, ông đã lên tới bậc thang cao nhất quyền lực là Thủ tướng. Trong lĩnh vực tài chính ông là Thống đốc Ngân hàng quốc gia, cũng là đứng đầu về ngân khố, tiền bạc. Thì làm sao ông còn thời gian để nghiên cứu sự nhiệm mầu của Phật.
Đất nước giải phóng, ông cùng nhiều học giả, trí thức ở lại quê hương và đã được những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đón nhận và trọng dụng ngay từ những ngày đầu giải phóng Sài Gòn.
Đất nước nghèo nàn, lạc hậu sau chiến tranh, cả nền kinh tế và xã hội đang vật vã tìm lối đi lên đổi mới và phát triển. Những nhân sĩ, trí thức như ông là những chiến sĩ tiên phong trên lĩnh vực kinh tế, tài chính. Bất chấp những lời biếu riêu của bọn phản động đang sống ở hải ngoại.
Ngay cả minh tinh Thẩm Thúy hằng phu nhân ông, kẻ xấu không từ thủ đoạn nào dể kích động, lôi kéo và hằn học vì sự chọn lựa ở lại quê hương Việt Nam của hai ông bà. Chỉ ngay sau ngày giải phóng không lâu, Thẩm Thúy Hằng đã nhanh chóng hòa nhập trên sâu khấu cách mạng cùng nhiều văn nghệ sĩ miền Bắc và văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam.
Sân khấu lại sáng đèn, rạp chiếu bóng lại quảng cáo những bộ phim, vở kịch có Thẩm Thúy Hằng tham gia. Có những người nghèo, sống giữa đô thành Sài Gòn phồn hoa chưa một lần đặt chân đến rạp chiếu bóng, sân khấu kịch trường thì lần này họ chính là chủ nhân của những xuất chiếu phim, những vở kịch để mãn nhãn ngắm nhìn minh tinh thần tượng bấy lâu nay. Họ là chủ nhân của một đất nước tự do, độc lập, hòa bình.
Vị đạo sư hôm ấy đã giúp cho Tiến sĩ Oánh siêu thoát phần con người của xã hội, như phu nhân ông là Thẩm Thúy Hằng, giúp ông nhẹ nhàng tách ra khỏi thực tại để nhẹ nhõm, thanh thản trong lòng khi tuổi tác già nua và bệnh tật đang gặm nhấm ông từng ngày, từng hơi thở.
Pháp giải thoát rất đơn giản: Rằng bao nhiêu kiến thức cao rộng có giúp gì cho con người khi tàn hơi, kiệt sức ? Rằng con người đã sống bao nhiêu năm liệu có bao giờ nhận ra mình là ai chưa? Nhà Phật khuyên con người khi đã như thế, như Tiến sĩ Oánh những ngày cuối đời hãy tạm gạt bỏ những gì tồn tại xem nó như một bí ẩn chưa trả lời, thả tâm hồn trôi lạc về cõi bí ẩn ấy với một đầu óc hoàn toàn ngu dốt, không khái niệm, không hiểu biết, vô tri, vô thường…
Câu chuyện thuyết pháp của đạo sư hôm ấy, cuối cùng Tiến sĩ Oánh cũng cười vui cho biết: Tôi cảm thấy vô cùng thanh thản… Những người có mặt hôm ấy như Thẩm Thúy Hằng, nghệ sĩ Thanh Trà đã mừng bật khóc. Đạo sư Duy Tuệ đã đeo vào cổ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oanh một tượng Phật bằng vàng và ông còn xin thêm chuỗi tràng hạt đeo vào tay.
Ngày 29 tháng 8 năm 2003, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh đã nhẹ nhàng đi vào cõi vĩnh hằng với sắc diện rất thanh thản. Sau 83 năm mệt mỏi với bao nhiêu kiến thức, thăng trầm của một đời trí thức qua 3 chế độ khác nhau, ở thời điểm lịch sử nào ông cũng là người tận tụy hết mình, lao động và cống hiến rất trách nhiệm, trong sáng.
Nhờ tấm lòng và sự am hiểu về thiền, Phật của phu nhân Thẩm Thúy Hằng đã giúp ông mấy tháng đeo trên cổ hình tượng Phật và ngộ đạo như một Phật tử hằng bao nhiêu năm nghiên cứu tu hành.
Cõi thiền, cửa Phật không phải của riêng ai, Thẩm Thúy Hằng chọn cho mình cõi ấy là duyên số và cũng là định mệnh cuộc đời. Để có sự thanh thản, yên tĩnh cuộc đời, để vĩnh viễn còn có trong lòng người mộ điệu một minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng, thì dù cho ai đó nói gì, hiểu được gì, biết được những gì thì Thẩm Thúy Hằng vẫn là một phụ nữ đẹp nhất từ trước đến nay.
Một nghệ sĩ tài năng và toàn vẹn cả sắc lẫn tài. Trời sinh ra Thẩm Thúy Hằng có thể là một mỹ nhân không như lời tiên tri của đại thi hào Nguyễn Du trên 300 năm trước, rằng: chữ tài, chưa hẳn liền với chữ tai một vần. Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng là một ngoại lệ xưa nay chưa từng có.
Nam Yên
Rằng, chim Phượng Hoàng được sinh ra trên ngọn những ngọn cây Ngô đồng và cây Bao báp cao nhất trên những khu rừng già của đại ngàn. Không ai nhìn thấy chúng bao giờ. Lớn lên chúng vỗ cánh bay đi bốn phương trời đến những vùng rừng núi chạm đến cửa Trời để sống.
Một ngày kia khi đã thấy già, chúng bay về lại khu rừng trên những ngọn cây đã sinh ra. Phượng Hoàng tha những cành củi khô làm cho mình một cái tổ và nằm trên đó đến khi chết. Người đời có tìm gặp những cái tổ trên ngọn cây cao nhất với nắm xương khô, nhưng không bao giờ nhìn thấy chim Phượng Hoàng.
Thẩm Thúy Hằng và một số ít nghệ sĩ như cố NSND Phùng Há, Kim Cương, Minh Cảnh, Bạch Tuyết… đã chọn cho mình con đường về cõi Phật từ bi, tu thiền, ăn chay trường, làm việc từ thiện xã hội sống nốt quãng đời con lại. Họ giống như những con chim Phượng Hoàng trong thần thoại giữa đời thường.
Phật duyên với minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng
Có một ngày cuối thu năm 1999, nhà thơ – họa sĩ Phan Vũ (tác giả bài thơ Em ơi Hà Nội phố) rủ tôi đến thăm nhà Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng mà ông cho rằng hai vợ chồng nhà ấy là bạn rất thân. Ngưỡng mộ lẫn kính trọng hai con người ấy, tôi vui mừng chở ông đi ngay.
Trên đường đi ông còn dặn dò: “Hỏi thăm chuyện đạo và đời cho vui. Bà ấy giờ tu tại gia, không buồn kể chuyện phim ảnh đâu. Đừng chụp ảnh gì cả…”. Nhà thơ Phan Vũ là một lãng tử thâm niên, một tín đồ của cái đẹp, mê cái đẹp quên thời gian, nhưng hồ như xưa nay tôi chưa từng nghe ông ca tụng ai đẹp nhất, trừ người vợ đã mất khi trẻ của ông là một diễn viên điện ảnh cùng thời với NSND Trà Giang. Nay lại nghe ông ca tụng Thẩm Thúy Hằng là người phụ nữ đẹp nhất… hành tinh thì rất lạ.
Ông miên man nói về nhan sắc một thời, mỹ nhân một thời ở miền Bắc và miền Nam, rồi bình luận về góc cạnh đẹp trong hội họa, phim ảnh, sân khấu và đời thực. Với ông, tóm lại Thẩm Thúy Hằng là người phụ nữ thành đạt đỉnh cao nhất trong sự nghiệp và nhan sắc đẹp lộng lẫy không ai sánh nổi. Nhưng bây giờ, ông trầm giọng: “Gìa rồi, tàn phai và xa lánh mọi người để giữ vẻ đẹp trong lòng người ngày xưa, tội lắm. Nhà Phật là cánh cửa mở để phục sinh tâm hồn những người như bà ấy…”.
Sau nhiều năm trong đời, tôi mới nhìn thấy lại Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng và ông Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh tại tư gia căn biệt thự số 608 đường Cách mạng Tháng 8, quận 10, TPHCM, gần chợ Hòa Hưng ngày nay. Cuộc thăm hỏi của những người bạn lớn với nhau, tôi chỉ ngồi im lặng nghe như một cậu bé và chiêm nghiệm. Cho đến khi cô Hằng cho biết đến giờ tụng kinh niệm Phật, tôi với nhà thơ ra về, lòng dạt dào một cảm xúc khó tả. Buồn và vui lẫn lộn, mơ hồ…Chợt nhớ đến bài thơ Nhan sắc của Thế Lữ mà khi còn tuổi sinh viên tôi đã thuộc lòng:
“Nhưng em ơi, vẻ xanh tươi trong trời đất
Tuy đến hạn u tàn, song chẳng mất:
Đông qua, lại thấy xuân sang,
Còn vẻ đẹp giai nhân, đắm đuối rỡ ràng,
Gồm những ánh tinh hoa bao cảnh sắc.
Phải đâu cũng lâu bền như non nước ?
Một ngày kia, em ngắm lại dung nhan.
Em sẽ cùng ta buồn trách thời gian,
Tiếc cảnh vui qua, tiếc mầu rực rỡ
Của xuân đời ngàn năm không về nữa”
Nhìn thấy thần tượng Thẩm Thúy Hằng, bài thơ làm cho tôi chợt nhớ đến nghệ danh Thẩm Thúy Hằng… chữ Hằng là tên con sông Hằng bên Ấn Độ, là dòng sông gội rửa mọi tội lỗi cho con người. Dòng sông đưa con người về với cõi Vĩnh hằng, về với cõi Phật từ bi, về với Thánh ALah đang ngự tại Phương Đông. Dường như định mệnh đã sắp đặt mối tương nghiệp có phật duyên từ những ngày ở tuổi 16-17 khi Kim Phụng thi trúng tuyển diễn viên vai Tam Nương của hãng phim Mỹ Vân cuối năm 1958 cho bộ phim “Người đẹp Bình Dương”.
Liên quan đến cửa Phật người đời ai cũng biết đến một nghệ sĩ nổi danh cùng thời Thẩm Thúy Hằng là nghệ sĩ cải lương Minh Cảnh. Minh Cảnh bắt đầu ca hát mê vọng cổ từ năm 15-17 tuổi, anh đã thuộc làu tuồng “Huyết lệ trùng dương” .
Năm 24 tuổi (1961), Minh Cảnh xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu với bài vọng cổ “Tu là cội phúc” của soạn giả Viễn Châu, và trở thành một ngôi sao cải lương đến nay chưa từng ai vượt qua giọng ca vàng trời phú cho Minh Cảnh. Nhưng dường như “kép chánh” Minh Cảnh luôn thủ những vai diễn sầu ai, bi thương, cơ hàn, giang hồ độc hành… như một định mệnh cuộc đời dành sẵn cho người nghệ sĩ tài hoa như anh.
Người miền Nam không có ai là không mê tiếng hát Minh Cảnh, nhưng ít ai để ý hầu như các vai diễn của anh đều có chút gì đó liên quan đến cõi Phật. Một Trần Tự Tâm trong “Máu nhuộm sân chùa”, một Âu Thiên Vũ trong “Mùa thu trên Bạch Mã Sơn”, một Cao Nguyên Bình trong “Đêm lạnh chùa hoang”, hay Võ Đông Sơ, Kiếm sĩ mù, Đạo đời hai ngã, Lưu Bình - Dương Lễ…và cuối đời, Minh Cảnh nương nhờ cửa Phật tại TP HCM, rồi anh sang Mỹ trị bệnh hiểm nghèo cũng tá túc trong một ngôi chùa, ăn chay trường, niệm Phật hàng đêm.
Với một người bình thường, việc nương nhờ cửa Phật, xuất gia tu hành thường rơi vào chuyện tình tan vỡ, buồn đau, bất mãn sự đời. Còn một nghệ sĩ, một người nổi tiếng như Thẩm Thúy Hằng, Minh Cảnh, Kim Cương, Bạch Tuyết… việc tu hành là một pháp giải thoát, một nơi gửi thân ẩn náu, trốn tránh người đời và sự đời tìm vui trong lời kinh tiếng kệ, mõ sớm chuông chiều, để phôi pha đi những nỗi buồn, hoài tiếc, sân si một thời trẻ trung, nhan sắc huy hoàng.
Thẩm Thúy Hằng giã từ những hào quang của cuộc đời không chút dễ dàng. Bẵng một thời gian, khoảng năm 2006 cô bất ngờ trở lại sân khấu với hai kịch bạn viết về tình yêu, hạnh phúc. Giới nghệ sĩ sân khấu và người ái mộ mừng húm vì sự trở lại này.
Đó là nghiệp duyên chưa dứt, ngộ tánh chưa thông. Nhiều năm tu tại gia, làm tu sĩ, phật tử nhưng nghĩa vụ gia đình, vương vấn tình bằng hữu và nghiệp đời làm sao Thẩm Thúy Hằng dứt bỏ hồng trần. Khi bán căn nhà ở quận 10, dời về Bình Qưới –Thanh Đa sinh sống, người lui kẻ đến ít dần, nhất là khi người chồng TS Nguyễn Xuân Oánh qua đời, Thẩm Thúy Hằng mới thật sự dứt bỏ nghiệp trần để tu hành, xa lánh cõi tạm trừ những bạn bè thân hữu xa cũ, ruột rà mới gặp được cô.
"Phật tức Tâm, Tâm tức Phật", ngoài tâm không có Phật, Phật ở chính ngay trong tâm của chúng ta. Theo cách diễn đạt của Cư sĩ Chính Trực thì, Phật không có ở trong chùa, cũng không có ở trên non trên núi cao, không có ở dưới sông dưới suối, không có ở trong rừng, trong hang, không có ở cội cây, hòn đá.
Phật không có ở trong các pho tượng do người đời tạc ra hay tượng đá tự nhiên hình thành hoặc trong tranh vẽ. Những người tự xưng là Phật sống, chỉ là đại diện của Phật để dâng sớ cúng sao, giải hạn, cầu an, cầu siêu trên đời, hoặc thấy cội cây, hòn đá có hình dáng lạ lùng nào đó, liền cho là Phật hiện, đổ xô đến lạy lục, đều không phải Chánh Pháp, đều là mê tín dị đoan cả.
Trong lịch sử Phật giáo có một tình tiết thú vị là Thái tử Tất Đạt Đa sinh vào ngày rằm tháng Tư (Âm Lịch) năm 624 trước Công nguyên. Là con vua Tịnh Phạn (Shuddhdara) trị vì vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (hiện nay ở phía Nam nước Nepal, lúc bấy giờ thuộc lãnh thổ Ấn Ðộ).
Sau sáu năm tu hành khổ hạnh trên núi không thành, khi ra khỏi rừng sâu đến bên bờ sông Ni-liên-thiền tắm rửa thì tay chân và thân thể không còn sức, Ngài ngã xuống đất hôn mê, thì may sao có một người nữ chăn dê tên là Tu-xà-đa thấy thế liền mang sữa dê đến cho Thái tử uống. Uống sữa dê xong, Thái tử dần dần hồi phục được sức khỏe. Năm vị xuất gia theo hầu trước kia, thấy Thái tử nhận sữa cúng dường của người nữ chăn dê, cho rằng Thái tử đã thối thất tâm đạo, liền bỏ Ngài ra đi.
Thái tử cũng không biện bạch, một mình đi đến gốc cây Tất-bát-la bên bờ sông (sau khi Đức Phật thành đạo đổi tên là cây Bồ Đề) ngồi kiết già, phát lời thệ nguyện: “Máu có thể cạn, thịt có thể rữa, xương có thể khô, nhưng nếu không giác ngộ, ta thề không rời khỏi chỗ ngồi này!” và Ngài đã ngồi thiền 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề rồi đắc đạo thành Phật (hiệu là Thích Ca Mâu Ni).
Phải sau một thời gian tu tập thiền định, trí tuệ bát nhã bừng sáng, Ngài mới giác ngộ được Chân Lý và thành Phật. Sau đó, Đức Phật chỉ dạy rằng: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh".
Nghĩa là tất cả mọi chúng sanh ai ai cũng có Phật Tánh, còn gọi là tánh giác ngộ. Đó là tánh sáng suốt hoàn toàn tuyệt đối. Dù là kẻ ngu hay người trí cũng đều có Phật Tánh như nhau. Chỉ tại sự mê ngộ chẳng giống nhau, chẳng đồng đều, cho nên thế gian mới có kẻ ngu, người trí.
Người ngộ được Phật Tánh sẽ thấy cảnh trần càng đẹp, càng thuần. Phật Tánh hay tánh giác ngộ chỉ hiện ra khi tâm phiền não không còn, cũng như khi mây đen tan biến hết thì mặt trăng sáng hiện ra vậy.
Tất cả mọi chúng sanh ai ai cũng sẽ trở thành một vị Phật, nếu biết tu tâm dưỡng tánh theo đúng Chánh Pháp. Không cần phải qua tận Tây Trúc, Ấn Độ để tìm Phật. Cũng không cần phải vào tận chốn rừng sâu, hay trèo non lội suối, cũng không cần phải làm những chuyện thay đổi hình tướng, không cần phải làm những chuyện dị hình dị tướng, không cần làm những chuyện khác thường khác đời gì cả.
Tất cả mọi chúng sanh ai ai cũng có thể tu trong mọi hoàn cảnh, ngay tại thế gian này, ngay trên cõi đời này. Chỉ có điều là chúng ta có phát tâm muốn tu hay không mà thôi. Chúng ta đã biết là tất cả ai ai cũng đều có những tâm niệm xấu ác cần phải tu, cần phải sửa, cần phải chừa bỏ.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Những tâm niệm đó chỉ là vọng tâm". Nghĩa là những tâm niệm đó "tùy duyên mà có", hết duyên thì lặng mất, chứ không phải là tâm thực của chúng ta, không phải là "chơn tâm". Thẩm Thúy Hằng là người đã tùy duyên mà có.
Con đường sự nghiệp của Thẩm Thúy Hằng không phải là con đường bao giờ cũng xuôi chèo mát mái như người đời nghĩ. Sự sáng tạo và lao động cật lực của Thẩm Thúy Hằng là một tấm gương để những người làm nghệ thuật ngưỡng mộ. Một nghệ sĩ cùng thời với Thẩm Thúy Hằng (xin được giấu tên) đã tâm sự : “Tôi là một trong hàng vạn tín đồ yêu đơn phương Thẩm Thúy Hằng như yêu một Nữ hoàng nhan sắc. Nhưng với tôi, tình yêu còn là sự nể phục đến kính trọng tấm gương tài năng, nhan sắc và lao động nghiêm túc, hết mình nghệ thuật, vì khán giả”.
Theo ông, việc Thẩm Thúy Hằng tu hành, ăn chay trường, lánh xa chốn ồn ào là lẽ thường của một tên tuổi lừng danh như cô. Khi thời nhan sắc không còn, đã héo úa, phai tàn cô rút vào im lặng, tịnh tâm bỏ mặc người đời hoài tiếc và nhớ mãi những gì đã có. Đừng xem việc đó là gì cả, rất bình thường.
Thẩm Thúy Hằng ngày xưa là nữ hoàng nhan sắc, là người đẹp Bình Dương, con người đó đã mất rồi, đã thành qúa khứ xa rồi. Còn Thẩm Thúy Hằng ngày nay, xin gọi cô với Pháp Danh gì đó là Diệu Hiền, Diệu Hạnh, Diệu Thiện… như thế sẽ công bằng hơn với cô ấy.
Là phụ nữ bình thường, không có điều kiện thì không nên sa đà vào thẩm mỹ, dao kéo. Còn một nghệ sĩ nổi tiếng, việc thẩm mỹ là không thể cưỡng lại. Ai cũng muốn mình trẻ trung, xinh đẹp vĩnh viễn trong lòng người ái mộ.
Huyền thoại nhạc Rook Michael Jakson chi cả triệu đô la cho việc làm đẹp trong một lần lưu diễn, nữ hoàng điện ảnh Liz Taylor tốn nhiều triệu đô la để giữ mãi nhan sắc nữ hoàng Cléopatra…Thẩm Thúy Hằng có thấm tháp gì đâu so với những hoàng đế ca nhạc, nữ hoàng điện ảnh thế giới. Chỉ tại góc nhìn hẹp, không quen của quan niệm về thẩm mỹ, sắc đẹp người Á Đông và người Việt chúng ta.
Từng có lúc tại Sài Gòn vào thập niên 1960, người đời đã so sánh Thẩm Thúy Hằng ngang với những minh tinh Châu Á và thế giới là gì. Kể cũng lạ, từ một nữ sinh vô danh, Thẩm Thúy Hằng bước lên đài vinh quanh nghệ thuật với danh hiệu để đời mọi người ái mộ mà không cần bất cứ một kỳ sát hạch, thi thố gì cả. Điều này là xưa nay hiếm vì không hề có tiền lệ bao giờ.
Nghề và nghiệp diễn đã để lại cho Thẩm Thúy Hằng nhiều kỷ niệm khó quyên. Có những kỷ niệm vui mà cũng có những kỷ niệm buồn, làm sao người đời biết được. Việc chăm lo cho 4 người con, chăm lo cho chồng, chăm lo sân khấu kịch, điện ảnh, ca nhạc…vừa phải viết kịch bản, quản lý đoàn, vào vai chính, thu chi tài chính, ngoại giao, bạn bè, báo giới chưa kể đến những biến cố, thăng trầm lịch sử Sài Gòn cũ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của chồng con. Có cả những kỷ niệm suýt chết người vì yêu nghệ thuật.
Đó là vào năm 1970, khi quay bộ phim “Xin đừng bỏ em” của Thăng Long điện ảnh do Lê Mộng Hoàng đạo diễn, Thẩm Thúy Hằng đã bị tai nạn liên quan đến phần đầu và mặt khi ngọn đèn Sunlight rớt xuống trúng ngay đầu trong khi “Người Đẹp Bình Dương” đang “say mê” diễn xuất một cảnh tình cảm rất mùi. Tai nạn đã làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác của Hằng chút nữa làm cho người đẹp của chúng ta trở thành “độc thủ mỹ nhân”.
Thẩm Thúy hằng còn là nghệ sĩ điện ảnh đầu tiên xuất khẩu đóng phim. Khi tên tuổi của cô vang dội khắp Á Châu, các hãng phim Đài Loan, Thái Lan lập tức tìm Thẩm Thúy Hằng mời đóng phim mà đến nay chưa có một nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam nào được may mắn đó. Đóng vai nữ chính với các tài tử thế giời đang nổi tiếng như trong bộ phim S.T.A.B của Đạo diễn Chalong Pakdivijit dàn dựng.
Phim do hãng Colombia Mỹ phát hành, với sự diễn xuất của các ngôi sao "đa quốc tịch" như Greg Moris, Anoma Palalak, Krung Srivilai… Ngay trong phần giới thiệu bộ phim, tên của chị được nêu lên trân trọng, xem như là một sự xuất hiện thật đặc biệt. Phim này khi phát hành tại Thái Lan và Việt Nam có tên là “Vàng”. Đây là bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Thái Lan (trước năm 1974).
Lòng thanh thản, hồng trần dễ có mấy ai
Một ngày trung tuần tháng 4/2003, trước 4 tháng Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh qua đời, trong căn nhà ở Bình Qưới- Thanh Đa, NSUT Thẩm Thúy Hằng đã nhấc điện thoại nói chuyện với một đạo sư, cô nhắc lại cuộc hẹn tại tư gia với sự chờ đợi của Tiến sĩ Oánh.
Khi đạo sư đến nơi, Tiến sĩ Oánh đã thay trang phục chỉnh tề và lịch sự, thắt ca-ra-vat nghiêm túc theo tác phong thường ngày của ông. Chỉ duy nhất một điều khác là sức khỏe không cho phép, buộc ông phải ngồi trên chiếc xe lăn.
Thẩm Thúy Hằng ngồi bên cạnh phu quân nói khá nhiều về chuyện hiện thức với vô thường. Cô rất tin tưởng vào sự tối nhiệm mầu của Phật pháp và sự hóa thân mầu nhiệm của Quán Thế Âm vi diệu. Sau nhiều năm ngẫm nghiền kinh Phật và giáo lý, Thẩm Thúy Hằng, người đẹp Bình Dương trở thành một đệ tử rất uyên bác, thẩm thấu nhiều về đạo pháp.
Nhớ có lần kỳ nữ Kim Cương thổ lộ: không hẹn mà gặp, tôi với Hằng có những công việc rất giống nhau. Cùng nghiên cứu về Phật pháp, ngồi thiền và ăn chay trường, tham gia các cuộc từ thiện - xã hội dưới màu áo Phật tử. Hôm đám tang NSND Phùng Há, người thầy lớn, má Bảy của ngành cải lương, cả Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương đều trong trang phục Phật tử, túc trực thường xuyên bên má Bảy.
Thẩm Thúy Hằng và các bạn đồng nghiệp |
Khi nhà sư còn ăn đậu phụ là còn mắc nợ người đã trồng ra đậu và chế biến thành món ăn. Như vậy, pháp tu tâm chính là sống chân thật, làm việc thiện, hiếu thảo. Thì việc lên chùa hay ở nhà tu đều giống như nhau. Những nghệ sĩ tài danh nổi tiếng một thời như Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Bạch Tuyết, Minh Cảnh…khi sức khỏe đã yếu, thời xuân sắc đã không còn trên làn môi, đôi má. Mắt đã nhăn nheo, yếu mờ rất cần chuông mõ công phu để thanh thản, tịnh tâm và quên hết thảy mọi sân si cõi trần.
Thẩm Thúy Hằng tâm sự với vị đạo sư rằng: anh Oánh chưa hiểu sự nhiệm mầu của Phật. Là câu nói rất thực lòng. Bởi từ khi khởi nghiệp công danh, Tiến sĩ Oánh từng là sinh viên giỏi nhất Đại học Harvard Hoa Kỳ.
Ông không có cơ hội tiếp xúc với giáo lý nhà Phật vì con đường ông chọn đi là con đường tri thức hiện đại nhất của nhân loại về kinh tế, ngân hàng, không phải thế giới tâm linh. Trở về đất nước, ông mang hết sở học và kinh nghiệm ra để phụng sự đất nước.
Cho dù đó là chế độ Sài Gòn cũ, ông đã lên tới bậc thang cao nhất quyền lực là Thủ tướng. Trong lĩnh vực tài chính ông là Thống đốc Ngân hàng quốc gia, cũng là đứng đầu về ngân khố, tiền bạc. Thì làm sao ông còn thời gian để nghiên cứu sự nhiệm mầu của Phật.
Đất nước giải phóng, ông cùng nhiều học giả, trí thức ở lại quê hương và đã được những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đón nhận và trọng dụng ngay từ những ngày đầu giải phóng Sài Gòn.
Đất nước nghèo nàn, lạc hậu sau chiến tranh, cả nền kinh tế và xã hội đang vật vã tìm lối đi lên đổi mới và phát triển. Những nhân sĩ, trí thức như ông là những chiến sĩ tiên phong trên lĩnh vực kinh tế, tài chính. Bất chấp những lời biếu riêu của bọn phản động đang sống ở hải ngoại.
Ngay cả minh tinh Thẩm Thúy hằng phu nhân ông, kẻ xấu không từ thủ đoạn nào dể kích động, lôi kéo và hằn học vì sự chọn lựa ở lại quê hương Việt Nam của hai ông bà. Chỉ ngay sau ngày giải phóng không lâu, Thẩm Thúy Hằng đã nhanh chóng hòa nhập trên sâu khấu cách mạng cùng nhiều văn nghệ sĩ miền Bắc và văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam.
Sân khấu lại sáng đèn, rạp chiếu bóng lại quảng cáo những bộ phim, vở kịch có Thẩm Thúy Hằng tham gia. Có những người nghèo, sống giữa đô thành Sài Gòn phồn hoa chưa một lần đặt chân đến rạp chiếu bóng, sân khấu kịch trường thì lần này họ chính là chủ nhân của những xuất chiếu phim, những vở kịch để mãn nhãn ngắm nhìn minh tinh thần tượng bấy lâu nay. Họ là chủ nhân của một đất nước tự do, độc lập, hòa bình.
Vị đạo sư hôm ấy đã giúp cho Tiến sĩ Oánh siêu thoát phần con người của xã hội, như phu nhân ông là Thẩm Thúy Hằng, giúp ông nhẹ nhàng tách ra khỏi thực tại để nhẹ nhõm, thanh thản trong lòng khi tuổi tác già nua và bệnh tật đang gặm nhấm ông từng ngày, từng hơi thở.
Pháp giải thoát rất đơn giản: Rằng bao nhiêu kiến thức cao rộng có giúp gì cho con người khi tàn hơi, kiệt sức ? Rằng con người đã sống bao nhiêu năm liệu có bao giờ nhận ra mình là ai chưa? Nhà Phật khuyên con người khi đã như thế, như Tiến sĩ Oánh những ngày cuối đời hãy tạm gạt bỏ những gì tồn tại xem nó như một bí ẩn chưa trả lời, thả tâm hồn trôi lạc về cõi bí ẩn ấy với một đầu óc hoàn toàn ngu dốt, không khái niệm, không hiểu biết, vô tri, vô thường…
Câu chuyện thuyết pháp của đạo sư hôm ấy, cuối cùng Tiến sĩ Oánh cũng cười vui cho biết: Tôi cảm thấy vô cùng thanh thản… Những người có mặt hôm ấy như Thẩm Thúy Hằng, nghệ sĩ Thanh Trà đã mừng bật khóc. Đạo sư Duy Tuệ đã đeo vào cổ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oanh một tượng Phật bằng vàng và ông còn xin thêm chuỗi tràng hạt đeo vào tay.
Ngày 29 tháng 8 năm 2003, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh đã nhẹ nhàng đi vào cõi vĩnh hằng với sắc diện rất thanh thản. Sau 83 năm mệt mỏi với bao nhiêu kiến thức, thăng trầm của một đời trí thức qua 3 chế độ khác nhau, ở thời điểm lịch sử nào ông cũng là người tận tụy hết mình, lao động và cống hiến rất trách nhiệm, trong sáng.
Nhờ tấm lòng và sự am hiểu về thiền, Phật của phu nhân Thẩm Thúy Hằng đã giúp ông mấy tháng đeo trên cổ hình tượng Phật và ngộ đạo như một Phật tử hằng bao nhiêu năm nghiên cứu tu hành.
Cõi thiền, cửa Phật không phải của riêng ai, Thẩm Thúy Hằng chọn cho mình cõi ấy là duyên số và cũng là định mệnh cuộc đời. Để có sự thanh thản, yên tĩnh cuộc đời, để vĩnh viễn còn có trong lòng người mộ điệu một minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng, thì dù cho ai đó nói gì, hiểu được gì, biết được những gì thì Thẩm Thúy Hằng vẫn là một phụ nữ đẹp nhất từ trước đến nay.
Một nghệ sĩ tài năng và toàn vẹn cả sắc lẫn tài. Trời sinh ra Thẩm Thúy Hằng có thể là một mỹ nhân không như lời tiên tri của đại thi hào Nguyễn Du trên 300 năm trước, rằng: chữ tài, chưa hẳn liền với chữ tai một vần. Người đẹp Bình Dương Thẩm Thúy Hằng là một ngoại lệ xưa nay chưa từng có.
Nam Yên