Công chức loại A1 là gì? Tiêu chí phân loại công chức
Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 nêu rõ về việc phân loại công chức như sau:
1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ
Như vậy, có thể thấy, hiện nay, công chức được phân thành 05 loại: Loại A, loại B, loại C, loại D và loại khác. Trong đó, công chức loại A lại được phân thành các loại gồm: Công chức loại A0, loại A1, loại A2 (nhóm 1 - A2.1 và nhóm 2 - A2.2), loại A3 (nhóm 1 - A3.1 và nhóm 2 - A3.2).
Cũng theo quy định trên, để phân loại được công chức, cơ quan có thẩm quyền thường căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề; chuyên môn nghiệp vụ; vị trí việc làm; cách xếp lương. Cụ thể:
- Trình độ đào tạo
Đây có lẽ là tiêu chuẩn cơ bản nhất để phân loại công chức. Theo đó, công chức loại A tương đương với chuyên viên cao cấp, phải có bằng đại học trở lên phù hợp với ngành/chuyên ngành công tác. Tuy nhiên, nếu chỉ là ngạch cán sự thì yêu cầu về trình độ đào tạo của đối tượng này thấp hơn chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính hoặc chuyên viên. Họ chỉ yêu cầu có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
(căn cứ Thông tư 02/2021/TT-BNV)
- Ngạch công chức
Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 định nghĩa ngạch như sau:
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Công chức cũng được phân loại theo A, B, C D và được bổ nhiệm vào các ngạch tương ứng theo thứ tự chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và ngạch nhân viên.
Như vậy, mặc dù không có định nghĩa cụ thể công chức loại A1 là gì nhưng có thể hiểu công chức loại A1 là công chức được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, đáp ứng các điều kiện về trình độ đào tạo cũng như các yêu cầu khác của vị trí việc làm chuyên viên cao cấp.
Công chức loại A1 gồm những ngạch nào?
Ngạch của công chức loại A1 được quy định chi tiết tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP gồm:
STT | Ngạch công chức |
Chuyên viên | |
Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh | |
Công chứng viên | |
Thanh tra viên | |
Kế toán viên | |
Kiểm soát viên thuế | |
Kiểm toán viên | |
Kiểm soát viên ngân hàng | |
Kiểm tra viên hải quan | |
10 | Kiểm dịch viên động-thực vật |
11 | Kiểm lâm viên chính |
12 | Kiểm soát viên đê điều |
13 | Thẩm kế viên |
14 | Kiểm soát viên thị trường |
15 | Thống kê viên |
16 | Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
17 | Kỹ thuật viên bảo quản |
18 | Chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự) |
19 | Thẩm tra viên (thi hành án dân sự) |
20 | Thư ký thi hành án (dân sự) |
21 | Kiểm tra viên thuế |
22 | Kiểm lâm viên |
Công chức loại A1 hưởng lương như thế nào?
Tương tự như việc phân loại công chức loại A1, việc xếp lương của đối tượng này cũng được quy định cụ thể tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Hệ số lương | Mức lương |
2.34 | 3.486.600 |
2.67 | 3.978.300 |
3.0 | 4.470.000 |
3.33 | 4.961.700 |
3.66 | 5.453.400 |
3.99 | 5.945.100 |
4.32 | 6.436.800 |
4.65 | 6.928.500 |
4.98 | 7.420.200 |
Mức lương được tính như vậy bởi hiện nay, công chức đang được tính lương theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
Hệ số: Gồm các hệ số ở bảng trên, dạo động từ 2,34 - 4,98.
Mức lương cơ sở: Mức lương cơ sở hiện không thay đổi so với năm 2019 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng.
Do đó, lương công chức loại A1 được thể hiện bằng ảnh dưới đây: