vị trí huyệt đạo cực kỳ quan trọng cần được xoa bóp mỗi khi con ốm vặt
Trẻ đầy bụng, khó tiêu
Trẻ đầy bụng, khó tiêu... mẹ hãy massage vùng rốn cho bé nhé. Cách làm này sẽ giúp dạ dày thư giãn.
Mẹ đặt 4 ngón tay theo chiều ngang bụng, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 2-3 phút và hướng lên trên. Trong quá trình làm, bé có thể sẽ tiết nước bọt, ợ hơi, hoặc đánh hơi.
Trẻ bị ho, nghẹt mũi
Nếu trẻ có triệu chứng ho, nghẹt mũi, mẹ hãy dùng ngón tay di chuyển từ đỉnh mũi xuống 2 bên má. Khi bé có dấu hiệu bị cảm, phần tiếp theo cần quan tâm đó là ngực bé. Vì thế cũng cần có những động tác mát-xa giúp cho sự lưu thông ở ngực trẻ. Đặt hai bàn tay lên ngực bé vẽ một vòng tròn quanh ngực xuống đến bụng bé sau đó đi thẳng lên phía trên ngực. Di chuyển các ngón tay trên ngực bé tương tự như động tác giọt mưa rơi đã thực hiện trên má bé.
Thường xuyên thực hiện mỗi động tác khoảng từ 2 - 3 lần sẽ có tác dụng giúp giảm triệu chứng ho và nghẹt mũi ở trẻ.
Trẻ bị khó thở
Khó thở là biểu hiện rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp con chỉ bị đau ngực, khó thở nhẹ không quá nghiêm trọng, mẹ có thể xoa bóp ngày phần bên dưới của 3 ngón chân giữa để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Cách mát-xa khi trẻ khó thở tại khu vực này cũng khá đơn giản, các mẹ chỉ cần ấn nhẹ nhàng từ trên xuống dưới theo chiều dọc phần chân của bé.
Trẻ bị táo bón
Gót chân là khu vực mẹ cần tích cực mát-xa cho con nếu trẻ thường xuyên bị đau bụng, táo bón. Xoa nhẹ nhàng phần gót chân từ dưới lên trên sẽ giúp con giảm được cảm giác đau bụng, táo bón một cách hiệu quả mà vẫn hoàn toàn tự nhiên.
Trẻ đau răng
Trên bản đồ huyệt đạo, khu vực răng và đầu của trẻ gắn liền với các ngón chân. Vì thế, nếu trẻ đau răng, mẹ hãy hãy giữ chặt bàn chân của con, sau đó xoa nhẹ nhàng theo hình tròn tại các đầu ngón chân, lần lượt từ bàn chân này sang bàn chân còn lại.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kết hợp ấn thả các vùng bên dưới ngón chân của bé để tăng hiệu quả cao hơn.
Những lưu ý trong cách mát xa cho trẻ sơ sinh
- Nếu bé không hào hứng, mệt mỏi, buồn ngủ thì mẹ nên dừng hoạt động này.
- Cắt móng tay và làm ấm lòng bàn tay trước khi mát xa cho trẻ sơ sinh.
- Không thực hiện sau khi bé ăn xong, vừa khỏi ốm.
- Có thể dùng tinh dầu không mùi để làm ấm.
- Chuẩn bị khăn sạch cho bé nằm lên.
- Bật nhạc nhẹ du dương.
- Không nắn bóp mạnh.
Thời điểm không nên mát-xa cho bé?
- Khi bé buồn ngủ hay đang khóc.
- Khi bé quá mệt mỏi hoặc đang dùng thuốc điều trị.
- Khi bé có những biểu hiện khó thở bất thường.
- Khi bị những dị ứng nổi trên da.
- Khi bé bị đau những mô mềm (bị gãy xương khớp) hay có vết thương hở.
Lưu ý: Mát-xa là phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị hoặc hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên gia sức khỏe.