(PhunuToday)- Ngày 25/4, trao đổi với Báo PhunuToday, anh Nguyễn Mạnh Hùng (chú ruột của cháu Nguyễn Tiến Dũng, 21 tháng tuổi) cho biết, hiện tại bé Dũng vẫn đang sốt. Chiều ngày 23/4 gia đình lại đưa cháu vào viện để cháu uống thuốc giảm sốt và về theo dõi thấy cháu vẫn rất nhút nhát và sợ sệt.
Trước đó, vào chiều 19/4, gia đình anh nhận được điện thoại của nhà trẻ BABYHOME (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai) báo bé Nguyễn Tiến Dũng phải đi cấp cứu vì đã uống 2 viên thuốc ngủ. Và khi vào cấp cứu, các bác sĩ theo như định hướng nhà trường đưa ra là hai viên thuốc ngủ ấy, các bác sĩ cho rửa dạ dày của cháu. Được biết, loại thuốc Dũng uống phải là Rotundin.
Anh Hùng cho biết khi đến đưa cháu đi cấp cứu, Dũng đã trong tình trạng hôn mê bất tỉnh hoàn toàn. Còn kết quả xét nghiệm trong hồ sơ bệnh án chiều ngày 25/4 các bác sĩ gửi cho gia đình kết luận: sau 1 tuần theo dõi và điều trị, hiện tại cháu Dũng đã tỉnh táo, sức khỏe bình thường và xét nghiệm nước tiểu âm tính với 4 loại thuốc ngủ.
Anh Hùng nhận định có một điều mâu thuẫn đó là khi xét nghiệm cũng là lúc cháu đang mê man. Nhưng kết quả xét nghiệm hiện tại kết quả xét nghiệm lại nói âm tính không có gì, không có dấu hiệu phản ứng đối với thuốc ngủ này.
Sáng ngày 20/4, khi bố cháu Dũng mang lọ xét nghiệm nước tiểu có tên của cháu lên phòng xét nghiệm độc tố, bác sĩ nơi đây nói rằng lọ này không đủ, phải lấy một chai lavie. Và khi bố cháu Dũng yêu cầu ghi tên của cháu vào chai cho khỏi nhầm thì bác sĩ lúc ấy vẫn còn đang ngáp ngủ nói: không cần đâu tôi nhớ rồi.
Bối cảnh sự việc khiến cho anh Hùng e sợ đã có nhầm lẫn trong khi làm xét nghiệm cho cháu bé, và cảm thấy không đồng ý với két quả này. Gia đình cũng không tin tưởng vào kết quả xét nghiệm máu, vì cho rằng mẫu máu xét nghiệm được lấy ngay khi cháu bé còn đang hôn mê. Theo anh Hùng, "phải có một chất gì đó cháu mới hôn mê bất tỉnh như thế. Nếu không phải là loại này thì phải là loại khác”.
Trước đó, vào chiều 19/4, gia đình anh nhận được điện thoại của nhà trẻ BABYHOME (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai) báo bé Nguyễn Tiến Dũng phải đi cấp cứu vì đã uống 2 viên thuốc ngủ. Và khi vào cấp cứu, các bác sĩ theo như định hướng nhà trường đưa ra là hai viên thuốc ngủ ấy, các bác sĩ cho rửa dạ dày của cháu. Được biết, loại thuốc Dũng uống phải là Rotundin.
Anh Hùng cho biết khi đến đưa cháu đi cấp cứu, Dũng đã trong tình trạng hôn mê bất tỉnh hoàn toàn. Còn kết quả xét nghiệm trong hồ sơ bệnh án chiều ngày 25/4 các bác sĩ gửi cho gia đình kết luận: sau 1 tuần theo dõi và điều trị, hiện tại cháu Dũng đã tỉnh táo, sức khỏe bình thường và xét nghiệm nước tiểu âm tính với 4 loại thuốc ngủ.
Bản tóm tắt bệnh án của bé Nguyễn Tiến Dũng (Trang trước) |
(Trang sau) |
Anh Hùng nhận định có một điều mâu thuẫn đó là khi xét nghiệm cũng là lúc cháu đang mê man. Nhưng kết quả xét nghiệm hiện tại kết quả xét nghiệm lại nói âm tính không có gì, không có dấu hiệu phản ứng đối với thuốc ngủ này.
Sáng ngày 20/4, khi bố cháu Dũng mang lọ xét nghiệm nước tiểu có tên của cháu lên phòng xét nghiệm độc tố, bác sĩ nơi đây nói rằng lọ này không đủ, phải lấy một chai lavie. Và khi bố cháu Dũng yêu cầu ghi tên của cháu vào chai cho khỏi nhầm thì bác sĩ lúc ấy vẫn còn đang ngáp ngủ nói: không cần đâu tôi nhớ rồi.
Bối cảnh sự việc khiến cho anh Hùng e sợ đã có nhầm lẫn trong khi làm xét nghiệm cho cháu bé, và cảm thấy không đồng ý với két quả này. Gia đình cũng không tin tưởng vào kết quả xét nghiệm máu, vì cho rằng mẫu máu xét nghiệm được lấy ngay khi cháu bé còn đang hôn mê. Theo anh Hùng, "phải có một chất gì đó cháu mới hôn mê bất tỉnh như thế. Nếu không phải là loại này thì phải là loại khác”.
"Khi nhận biên lai thu tiền này thì lại đề thu tiền sáng ngày 20/4 nhưng đến sáng 25/4 mới trả lại hóa đơn thu tiền. Đấy là một sự khác biệt". Anh Hùng tâm sự |
Trao đổi với báo Phunutday ngày 26/4, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết cháu Dũng được vào khoa lúc 16h, ngày 19/4, các bác sĩ khám thấy cháu ngủ li bì, không sốt. Vì cô giáo đưa vào và nói là đã uống nhầm 2 viên Rotundin cho nên các bác sĩ phải tiến hành rửa dạ dày ngay.
Ông Dũng cũng cho hay theo lời cô giáo kể nghi ngờ sự việc xảy ra lúc 15h15, tức là trong khoảng 45 phút bé được đưa vào đây nên việc rửa dạ dày ngay là đúng.
Kết hợp rửa dạ dày, các bác sĩ cũng truyền dịch và cho lợi tiểu cho bé để loại trừ thuốc ngủ. Sau khi xử trí bằng các biện pháp như trên thì khoảng nửa tiếng thì trẻ mở mắt. Tuy nhiên người vẫn còn hơi chậm chạp, lờ đờ. Kiểm tra lại thông số về tim mạch, thở, nhiệt độ vẫn ổn định.
"Lúc 16h30 tôi trực tiếp ra xem cháu. Tôi có nhìn thấy thuốc mà cô giáo nói là cháu uống phải là Rotundin nhưng không nhìn thấy rõ hàm lượng ghi trên vỉ của 2 viên thuốc đã được cắt ra. Rotundin có 2 loại, một loại 30mg và một loại 60mg. Liều lượng sử dụng là từ 1-2mg cho kg cân nặng. Nếu đúng là cháu uống nhầm 2 viên thuốc này như cô giáo kể thì liều thuốc cháu uống là gấp đôi liều dùng thông thường thì không nguy hiểm đến tính mạng của cháu. Thuốc không độc lắm. Tuy vậy chúng tôi vẫn cho rằng cháu ngủ ly bì là do uống nhầm thuốc đấy. Vì thuốc này là một dạng thuốc ngủ".
Ông Dũng cũng cho biết thêm, ngay sau đó chúng tôi đã mời bác sĩ của Trung tâm chống độc đến hội chẩn và đã làm thêm xét nghiệm tìm các thuốc an thần trong nước tiểu. Kết quả âm tính với các loại thuốc: Seduxen, Gardenal, Rotunda, Aminazin.
Khi được hỏi liệu kết quả này có mâu thuẫn với tình trạng sức khỏe của cháu bé khi nhập viện hay không, ông Dũng cho hay: "Tôi không thấy mâu thuẫn gì cả. Nếu như suy đoán theo đúng bệnh án thì chúng tôi đánh giá đây là một trường hợp uống hai viên Rotundin và như vậy chúng tôi phải có nhiệm vụ cấp cứu để loại trừ các tác động không tốt của hai viên Rotundin đấy cho cháu".
Ông cũng khẳng định rằng: "Bằng các xét nghiệm hiện có thì không phát hiện thấy 4 chất gây ngủ này trong nước tiểu của em bé. Và điều đó không có nghĩa nói rằng em bé không có thuốc ngủ ở trong máu. Bởi vì mỗi một kỹ thuật xét nghiệm cũng chỉ có thể phát hiện được khi có một lượng thuốc ngủ đủ lớn trong nước tiểu mà thôi. Nếu nồng độ thuốc trong nước tiểu quá thấp có thể cũng không thể phát hiện được bằng các kỹ thuật xét nghiệm hiện có.
- Khải Nguyên