Người đàn ông phát hiện thấy kho báu của vua Hàm Nghi

( PHUNUTODAY ) - Hơn 1/4 thế kỷ, người đàn ông 59 tuổi với một niềm tin vô song đã tìm thấy kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.

(Phunutoday) - Gần 1/4 thế kỷ, người đàn ông 59 tuổi với một niềm tin vô song đã tìm thấy kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.
[links()]
Người đàn ông kỳ lạ đó tên Nguyễn Hồng Công, (SN 1952 - quê gốc ỏ Thanh Hóa, từ năm 1982 cư ngụ Đội 4, thôn Đăng Hóa, xã Hóa Sơn, Minh Hóa, Quảng Bình).

Mô tả ảnh.
Người đàn ông kì lạ đã chịu từ bỏ thành phố náo nhiệt để lên vùng rừng núi thâm u, hứng chịu nỗi buồn khổ, cô đơn và sốt rét rừng để kiên nhẫn xách từng xô đất dưới lòng núi lên. (nguồn: Báo Đất Việt)

Ông Công đã có gần 30 năm trời ròng rã, suy ngẫm, nghiên cứu, đào bới, tìm vàng của vua Hàm Nghi tại Quảng Bình. Hiện ông đã có văn bản khẳng định đã phát hiện kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, Quảng Bình gửi đến các cơ quan chức năng.

Tin thêm từ Sài Gòn giải phóng trích nguyên lời ông Công cho hay: "“Để trả lời được bí ẩn công trình này, tôi đã phải trả giá gần 30 năm và tiêu tốn gần 2 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo được công sức và tiền của đầu tư gần 30 năm qua, tôi đề nghị tỉnh cho phép tôi được hưởng 20% tổng trị giá của kho báu, thay vì 10% mà ông Trần Sự (Chủ tịch UBND tỉnh trước đây) ký năm 1989”.

Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc đúng theo luật định, ông Công cũng đã đề nghị Tỉnh cho người giám sát và bảo vệ trong 15 ngày.

Theo đại diện UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng sẽ cho kiểm tra, thẩm dịnh thông tin trên, hiện chưa có phản hồi về văn bản của ông Công.

Cần mẫn với sức mạnh kỳ bi, trước đó, ngày 16/6/1997, Nguyễn Hồng Công gửi lên các cơ quan chức năng Bản tường trình về việc phát hiện kho báu tại xã Hoá Sơn mà theo anh, đây là “bản tường trình cuối cùng”. Bản tường trình chủ yếu đề nghị mức độ “ăn chia”. Trong đó, nói rõ: “Trong 14 năm tìm kiếm, chi phí tốn 242 triệu đồng (chủ yếu là thời điểm trước năm 1990), số tiền này do tôi vay mượn nên phải trả gấp 20 lần (khoảng 5 tỷ đồng). Bản thân xin được hưởng 10% số tài sản thu được như thoả thuận nếu không đóng thuế; nếu chịu thuế xin được hưởng 25%. Số tài sản tôi được hưởng sẽ được thanh toán 50% bằng hiện vật, 50% bằng tiền mặt chậm nhất là 50 ngày kể từ khi chuyển về địa điểm tập kết”.

Thế nhưng, sau khi đoàn cán bộ liên ngành được cử lên tìm hiểu thực hư kho báu, phải đành lắc đầu về không.

 

 

- Nhiều tư liệu ghi lại rằng, những năm sáu mươi của thế kỷ XX, một người đi rừng ở Dân Hoá (Minh Hoá) phát hiện ra hai đống kim loại màu vàng nằm cách nhau một chiếc đòn gánh (người ta bảo do người gánh bị chết), ông lấy về lát hiên nhà thay cho gạch, sau mới biết đó là vàng. Ít lâu sau, mưa lũ làm bật gốc một cây cổ thụ để lộ rất nhiều vàng.
- Mùa lũ năm 1956, cha con ông Đinh Phát (MInh Hóa - Quảng Bình) đi xúc cá bỗng thấy từng thỏi kim loại vuông vắn khắc các chữ Hán: Tiểu, Trung, Đại, rồi những lá trầu vàng, quả cau vàng, gươm, đồ nữ trang v.v... lộ ra dưới một gốc cây cổ thụ ven bờ suối.

Tin đồn nhanh chóng lan truyền khắp nơi, bà con tập trung ra suối Dương Câu đào tìm, nhặt được rất nhiều vàng... Một thời gian ngắn sau, tỉnh, huyện cử đội công tác đặc biệt về tuyên truyền, vận động nhân dân nộp lại vàng bạc cho chính quyền, vì đó là tài sản của quốc gia. Đồng bào đã nộp hết cho chính quyền... Người dân địa phương không đi tìm vàng nữa.

 - Đến ngày 11/5/2003, 4 đứa trẻ chăn trâu nghịch ngợm vào hang bắt dơi, luồn từ nơi này qua nơi khác và phát hiện ra một số cổ vật có giá trị.

Địa điểm phát hiện là một hang lèn ở huyện Tuyên Hoá (tiếp giáp Minh Hoá), bao gồm 1 tráp kim loại màu trắng hình tròn, xung quanh có chạm khắc hoa văn tinh xảo (hình vân vũ, quấn thư, chim phượng...) và chạm 4 chữ Hán Giáp - Ngọ - Bình - Nam. Một hộp kim loại hình trụ, trong có đựng một vật kim loại to bằng quả cau (vật này chưa thu hồi được). 3 tráp gỗ lớn bé khác nhau, lồng vào nhau. Tráp ngoài bị mủn. Tráp thứ hai có vẽ một sơ đồ, trên đó có chấm 5 điểm. Tráp trong cùng sơn màu đỏ cánh gián, trong có đựng 2 chìa khoá...

Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Quảng Bình cũng “đề nghị tỉnh cho bảo vệ địa điểm phát hiện cũng như khu vực xung quanh để tránh các đối tượng khác đào bới tìm kiếm kho báu như đã từng xẩy ra”. Nhưng vấn đề đến nay cũng chỉ dừng lại ở đó!

- Tháng 10/2004, những người đi tìm phế liệu đã phát hiện ở đồng Nghè, xã Thạch Hoá (Tuyên Hoá) hai chục chum vại chôn dưới đất trong có chứa hơn 2 tấn tiền cổ và bán cho người mua phế liệu. Câu chuyện lập tức lan truyền và nhiều người nhanh chân đã đến đào nát một khu vực rộng lớn của cánh đồng nhưng không tìm được gì thêm.



(tổng hợp)

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn