Những biểu hiện của bệnh bướu cổ?

10:14, Thứ tư 07/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh bướu cổ

Những triệu chứng bệnh bướu cổ bao gồm sự bất thường về kích thước tuyến giáp; thường xuyên đau rát cổ họng, ho, nói khàn, khó nuốt, mệt mỏi, chán ăn…

Hiện nay triệu chứng cụ thể của bệnh bướu cổ vẫn còn nhiều tranh cãi, do những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh ở tuyến giáp giác; đặc biệt là những trường hợp dẫn đến ung thư tuyến giáp.

Bình thường, tuyến giáp có trọng lượng ước chừng 20 đến 30 gram, khi trọng lượng tăng lên 35 gram thì gọi là bướu tuyến giáp. Có thể hiểu bướu tuyến giáp khi nó to hơn kích thước bình thường 20% trở lên. Tùy vào độ lớn của bướu mà chia các cấp độ bướu cổ:

Độ IA: một thùy tuyến giáp to hơn 1 đốt ngón cái của bệnh nhân, sờ nắn được

Độ IB: khi người bệnh ngửa đầu ra sau, nhìn thấy tuyến giáp to, nổi cục và có thể sờ nắn được

Độ II: tuyến giáp to, bướu nhìn thấy được ở tư thế bình thường

Độ III: tuyến giáp phì đại, bướu lớn làm biến dạng cổ.

Đôi khi bướu bị chèn ép, ở vị trí rất khó chẩn đoán như:

Bướu giáp chìm: bướu ở cổ nhưng nằm sâu trong lồng ngực sau xương ức; bưới trong lòng ngực, khi chụp X quang thấy khối u ở trung thất. Loại bướu cổ này gây khó chịu khi nuốt và thở

45.nhung-bieu-hien-cua-benh-buou-co-phuntoday.vn

Bướu dưới lưỡi, thường gặp ở phụ nữ. Bướu loại này nằm dưới lưỡi, nhất là phần cuống lưỡi, làm cho khó nhai, khó nuốt và nói.

Bướu cổ khi mới phát triển thì nhỏ, nhẵn bóng; về sau to dần và cứng thành cục hoặc nang; bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi lên. Khi bướu cổ quá to, chèn ép thực quản thì khó nuốt, khó thở; chèn hầu họng thì khàn giọng. Đôi khi nguy hiểm, bưới phát triển to gây xuất huyết trong, đau và bướu to đột ngột.

Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ

Do bướu tuyến giáp gồm nhiều loại, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nói chung, điều trị bướu tuyến giáp bao gồm: uống thuốc, xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì.

+ Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt,  kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta...

+ Thuốc xạ trị: Dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

+ Mổ: Tùy loại bướu mà lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).

+ Theo dõi: Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

Khi nào bướu cổ sẽ điều trị bằng mổ?

Không phải tất cả bướu tuyến giáp đều phải mổ.

Các trường hợp cần phải mổ: Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ, ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp.

Không cần mổ trong trường hợp bướu lành nhỏ và không bắt buộc mổ khi bướu lành to nhưng không gây khó thở, khó nuốt.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc