Ngoài việc lựa chọn sữa tốt, phù hợp cho trẻ thì yếu tố sử dụng đúng cách và khoa học là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là công đoạn pha sữa, nếu mắc sai lầm sẽ khiến bé bị đau bụng, gặp vấn đề về tiêu hóa và không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mẹ cần tránh khi pha sữa cho trẻ.
1. Pha trực tiếp với nước lạnh hoặc nước nóng
Sữa bột công thức cung cấp protein, chất béo, carbohydrate và các nguyên tố vi lượng như vitamin A, vitamin D, canxi và sắt… cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Khi dùng nước lạnh hoặc nước nóng để pha sữa sẽ làm biến đổi rất nhiều chất dinh dưỡng có ở trong sữa.
Mẹ nên rót nước nóng ra cốc và để nguội dần, vừa đủ độ ấm thì pha sữa cho con uống. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiệt độ hợp lý nhất là khoảng 40-50 độ C, đây là nhiệt độ thích hợp nhất giúp bảo đảm các thành phần dinh dưỡng trong sữa và giúp con hấp thu được nhiều.
2. Dùng nước khoáng để pha sữa công thức
Một quan niệm sai lầm của mẹ đó là nước khoáng vừa sạch tiện lại bổ sung thêm dinh dưỡng cho con nên đã dùng loại nước này để pha sữa cho bé, thế nhưng mẹ không biết rằng lượng khoáng chất dư thừa không hề tốt cho sức khỏe của bé chút nào. Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón sỏi thận, thận làm việc kém hiệu quả giảm hấp thu các chất khoáng khác như kẽm, magie. Thừa Natri cơ thể sẽ mệt mỏi khát nước, khô tế bào…Vì vậy tốt nhất mẹ nên dùng nước lọc đun sôi đủ nguội pha sữa cho con.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của sữa bột chủ yếu là tinh bột lúa mì, protein, đường nho, lixin, axits poric, các vitamin nhóm B. Các chất này rất dễ bị phân giải do tác dụng của nhiệt độ cao vì thế pha sữa bằng nước vừa đun sôi xong mẹ đã vô tình làm mất đi một số thành phần dinh dưỡng của sữa. Ngược lại nếu pha sữa bằng nước nguội khiến sữa vón cục, không dạy mùi vị thơm ngon khiến con bú kém. Vì thế mẹ nên pha sữa bột với nhiệt độ khoảng 40 độ C là phù hợp để bé ngon miệng lại hấp thu đầy đủ được chất dinh dưỡng.
3.Pha quá đặc
Mẹ có suy nghĩ pha sữa càng đặc càng nhiều dinh dưỡng giúp con phát triển. Đây là sai lầm phổ biến mẹ cần tránh nếu không muốn con còi cọc mãi chẳng chịu lớn.
Một số cha mẹ lo lắng rằng con cái của họ sẽ không đủ dinh dưỡng, nên cố tình pha thêm từ 1 đến 2 thìa sữa bột so với chuẩn của nhà sản xuất. Cách làm này hoàn toàn sai bởi nồng độ sữa bột quá cao, áp lực của thành mạch máu sẽ tăng lên sau khi bé uống.
4. Pha sữa công thức bằng nước cháo
Nước cháo bản thân có nhiều các gluxit ở trong đó và trong sữa cũng đã đầy đủ nên khi pha trong nước cháo làm cho trẻ không hấp thu hết, quá ngưỡng của trẻ. Vì tróng sữa có chứa nhiều Vitamin A còn trong nước cơm hay cháo lại chứa chủ yếu là chất bột sẽ phá hủy Vitamin A. Vì vậy con sẽ không hấp thụ được đủ lượng Vitamin A cần thiết để phát triển. Hơn nữa tinh bột trong nước cháo nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu canxi khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, khó ngủ, khóc đêm do kém hấp thụ canxi trong sữa.
5.Dụng cụ không được vệ sinh đúng cách
Bình sữa hoặc núm vú giả không sạch sẽ có thể gây ra nhiều bệnh về dạ dày. Nước bọt đọng lại trên núm vú giả, sữa thừa đọng lại là một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.
Cho đến khi bé được 6 tháng tuổi, dụng cụ pha sữa cho bé cần phải được rửa sạch sau đó đun sôi. Sau khi bé lớn hơn, bạn có thể không cần đun sôi mọi thứ sau khi sử dụng nữa nhưng vẫn nên thực hiện vài ngày một lần.
6.Thay đổi sữa công thức cho bé
Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhậy cảm nên khi mẹ muốn đổi sữa cho bé thì tuân thủ nguyên tắc, mỗi ngày giảm 1 cữ sữa và thay vào 1 cữ sữa mới dần dần cho đến khi sữa mới thay thế hoàn toàn bằng sữa cũ như vậy hệ tiêu hóa của trẻ không bị thay đổi đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ không nên đổi sữa thường xuyên vì cơ thể trẻ cần có 1 khoảng thời gian để thích ứng với loại sữa đó để có được sự tiêu hóa hấp thụ tốt nhất. Mỗi loại sữa có thể tạo ra mỗi môi trường vi sinh đường ruột khác nhau nên khi đổi sữa sẽ làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột làm ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa hấp thụ sữa và thậm chí các loại thức ăn khác
Không nên pha sữa cũ và sữa mới chung với nhau cho bé bú vì độ thẩm thấu về mỗi loại sữa khác nhau làm bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.Trong các loại sữa cần chú ý đến tuổi, khẩu vị, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý và sự dung nạp của trẻ đối với loại sữa đó.