Những điều phải biết về cần gạt nước

11:47, Thứ năm 18/10/2012

( PHUNUTODAY ) - 92% việc xử lý tình huống khi ngồi sau vô lăng phụ thuộc vào chiếc cần gạt nước. Dù cấu tạo đơn giản nhưng cần gạt nước có vai trò hết sức quan trọng nhằm giữ an toàn cho tài xế khi trời mưa.

Học lái xe)-Trời mưa sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn khi lái xe. 92% việc xử lý tình huống khi ngồi sau vô lăng phụ thuộc vào chiếc cần gạt nước. Dù cấu tạo đơn giản nhưng cần gạt nước có vai trò hết sức quan trọng nhằm giữ an toàn cho tài xế khi trời mưa.
[links()]
Lịch sử cần gạt nước

Được phát minh bởi một phụ nữ bình thường, cần gạt nước khiến tất cả các tài xế không phải mất thời gian để dừng lại lau kính chắn gió. Ngoài ra nó còn có tầm quan trọng để bảo vệ sự an toàn của tài xế khi phải lái xe dưới trời mưa. Cần gạt nước trở thành thiết bị phổ biến trên tất cả các ô tô trên thế giới hiện nay.

Ra đời lần đầu tiên vào năm 1903, người phụ nữ mang tên Mary Anderson ở NewYork nhận ra rằng thật sự rất bất tiện mỗi khi tài xế lại phải dừng xe, cầm chiếc khăn để lau hơi nước và tuyết phủ trên mặt kính.

Thậm chí, có những người chẳng buồn gạt tuyết vì quá dày mà ló đầu ra cửa sổ đế lái. Dưới con mắt của một phụ nữ, bà thấy cần phải tạo ra một cái gì để giúp họ không cần dừng xe mà vẫn gạt được tuyết và giữ tầm nhìn.

 



Đến năm 1905, sau những nổ lực bà đã nhận được bằng sáng chế của Mỹ mặc dầu lúc đầu ý kiến này bị chỉ trích rất nhiều. Cơ cấu hoạt động của thiết bị này hết sức đơn giản. Anderson dùng hai chiếc cần gắn vào thân xe và tiếp xúc với mặt kính bằng chiếc “lưỡi” cao su.

Khi cần, người lái xe quay tay nắm đặt trong ca-bin. Qua cơ cấu truyền động, hai chiếc cần gạt nước sẽ chuyển động lên xuống để gạt tuyết và hơi nước, tạo tầm nhìn cho người lái.

Tuy nhiên phát minh này của bà không được các hãng xe hưởng ứng. Mãi đến 1916, tức 11 năm sau, cần gạt nước mới trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả các xe ở Mỹ. Anderson phải cảm ơn Henry Ford bởi nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt Model T, ôtô trở nên "bình dân" trong cho người tiêu dùng và phát minh của bà mới được biết đến.

Lưỡi cao su, yếu tố quan trọng

Mặc dầu có cấu tạo đơn giản, cần gạt nước bảo đảm an toàn khi lái đặc biệt dưới trời mưa. Những hỏng hóc chủ yếu của bộ phận này nằm ở lưỡi cao su tiếp xúc với kính như hóa rắn, vỡ, nứt.

Thông thường, các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay cần gạt sau 12-18 tháng sử dụng. Theo nghiên cứu khoảng  20% các vụ tai nạn là do lái xe không quan sát rõ các chướng ngại trên đường vì kính chắn gió bị bẩn hay bị mờ hơi nước.

Bạn có thể phát hiện ra hỏng hóc của cần gạt nước từ những dấu hiện khi nó hoạt động. Đầu tiên là hiện tượng cần gạt có sinh ra tiếng kêu hay không. Thông thường, tiếng kêu xuất phát từ ma sát giữa lưỡi cao su và kính.

 

Nếu không được khắc phục, nó sẽ tạo nên những vết xước làm đọng nước trên bề mặt. Tiếp theo, trường hợp cần bị rung chứng tỏ lớp cao su bị hỏng hay quá trình lắp cần vào trục không đúng cách.

Nếu quỹ đạo của cần gạt tạo nên những dải dẹt, mỏng là triệu chứng lưỡi cao su bị nứt hoặc hóa cứng, còn nếu có hình ren cửa chứng tỏ lưỡi cao su quá cong.

Xem tiếp

 

  • Minh Hòa
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc