Cách phân biệt vịt cỏ và vịt nuôi công nghiệp

( PHUNUTODAY ) - Cách phân biệt vịt cỏ và vịt nuôi công nghiệp mà các bạn nên biết để tránh nhầm lẩn.

vit-co

Vịt cỏ

Vịt cỏ (hay còn gọi là vịt đàn, vịt Tàu, vịt đồng, vịt chạy đồng) là giống vịt nhà có nguồn gốc ở Việt Nam, đây là một trong những giống vịt được nuôi phổ biến rộng rãi ở vùng nông thôn Việt Nam. Chúng có nguồn gốc từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả. Do không có tác động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha tạp nhiều. Vịt cỏ có tập tính theo đàn, di chuyển nhanh, tìm kiếm mồi giỏi, chịu đựng kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt, thuận lợi cho việc chăn thả trên đồng bãi. Chúng cũng là một trong những biểu tượng của làng quê Việt, nhất là quen thuộc ở những vùng sông nước.

Đặc điểm nhận biết

Vịt có lông màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu lông khác nhau. Vịt có đầu thanh, mắt sáng, linh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng, có con mỏ màu xanh cà cuống lấm chấm đen, có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép. Chân hơi dài so với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu đen (những con này toàn thân có màu da xám). Những con màu lông khác thì có da trằng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao.

Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 1,6 kg, con mái nặng 1,5 kg/con. Vịt Cỏ có khối lượng thấp, tỉ lệ thân thịt khoảng 50%, tỉ lệ xương 15-16% ở vịt đã chéo cánh. Trọng lượng giết thịt lúc 75 ngày tuổi chỉ đạt 950 – 1100 gr/con. Trọng lượng vịt bỏ nội tạng đầu, chân chiếm 70% so với trọng lượng sống, trọng lượng thịt đùi là 15,2% và trọng lượng thịt ức là 8,8%. Con vịt cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon

Thịt vịt cỏ (hay còn gọi là Vịt Tàu), thịt ít mỡ,khi chín thịt có màu hồng nhạt, thịt thơm và béo ăn với nước mắm gừng chua chua ngọt ngọt mang lại cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác và ngon miệng. Vịt cỏ là món đặc sản, nhất là vịt cỏ Vân Đình, hiện nay dòng vịt Vân Đình đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vịt Cỏ không có khả năng tích luỹ mỡ nhiều, khó béo nên Người ta không vỗ béo, ngoài ra, do vịt nhút nhát, hiếu động, thực quản mỏng khi nhồi béo dễ vỡ, vì thế không nhồi béo và vỗ béo vịt cỏ.

Màu lông

Một chuồng nuôi vịt ở Miền Nam
Vịt Cỏ có lông không thuần nhất, Một số lớn vịt có màu nâu xen lẫn màu nhạt gọi vịt "cà cuống". Một số lông màu trắng đục hoặc trắng pha đen, xám. Do màu lông không thuần nhất nên ở miền nam vịt Cỏ được người nuôi chia làm nhiều loại khác nhau:

Loại có màu lông trắng tuyền được gọi là vịt Tầu Cò (Cỏ) (miền Nam)

Lông trắng pha màu đen hay xám gọi là vịt Tầu Nổ (hay vịt Huế)

Vịt có lông xám có vằn như cà cuống gọi là vịt Tầu Rằn

Lông xám có khoang trắng gọi là vịt Tầu (tàu) Phèn, màu đen (tàu ô), có loại màu lông đen khoang cổ trắng, ngực trắng (vịt tàu khoang)…

Vịt công nghiệp

Vịt công nghiệp (hay còn gọi là vịt Super Meat hay vịt Super M, vịt CV) là giống vịt siêu thịt chuyên thịt do do hảng Cherry Valley của nước Anh tạo ra từ năm 1976 và được mang về Việt Nam vào cuối những năm 1990. Đây là giống vịt có năng suất thuộc loại cao. Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã công nhận giống vịt siêu thịt này là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, áp dụng đối với một số dòng vịt này như Vịt CV (Super M, vịt CV super M2 và M2 (i), Super-M3), giống vịt chuyên thịt M14.

Đặc điểm

Đây là một giống vịt dễ nuôi, ăn tạp, khả năng tận dụng thức ăn cao, lớn rất nhanh, chất lượng thịt ngon, nuôi khoảng 45-50 ngày tuổi có thể đạt trọng lượng 3-3,5 kg/con, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế, vịt có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Ngoại hình

Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt đặc trưng cho giống cao sản hướng thịt. Vịt có màu sắc lông trắng, mỏ và chân có màu vàng nhạt hay vàng chanh, thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, chân cao, đùi phát triển, đầu và cổ to, dài, mỏ dài và rộng. Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đường thẳng. Dáng đứng gần song song với mặt đất. Vịt con lông bông và mịn, mắt sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh. Không chọn con bị dị tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như hở rốn, yếu, khèo chân, nặng bụng bết lông.

Vịt trống 4,1 kg, vịt mái 3,45 kg. Con đực trưởng thành nặng 4,7 kg/1con. Con mái nặng 3,7 kg/1con, dòng cao sản nuôi 42 ngày tuổi đạt 2,8 kg/con và 60 ngày tuổi đạt 3 kg/con. Chi phí thức ăn 2,2 - 2,6 kg cho lkg tăng trọng. Vịt nuôi chạy đồng đạt 2,8 - 3,0 kg thức ăn lúc 70 – 75 ngày nuôi. Chi phí thức ăn thêm cho lkg tăng trọng l,2 - l,5 kg Vịt trống và mái có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, nên nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Mức ăn hàng ngày của vịt trống cao hơn vịt mái từ 5 - 10%. Vịt bố mẹ có tuổi đẻ ở tuần thứ 25, năng suất trứng 180-220 quả/mái/67 tuần tuổi. Nuôi thương phẩm 8 tuần tuổi đạt 3-3,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6-2,8 kg tăng trọng. Khối lượng giết thịt lúc 56 ngày tuổi trong điều kiện nuôi thâm canh đạt 3,4 kg/con, nuôi chạy đồng lúc 70 ngày tuổi đạt 3,3 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ 73 %, tỷ lệ nạc 27,3 %, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg thịt hơi 2,7 kg.

Tập tính

Vịt ham kiếm mồi, tìm mồi kỹ và chạy đồng rất tốt. Vịt thích nghi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Có thể nuôi nhốt, chăn thả dưới nước hoặc nuôi trên cạn. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 56 ngày tuổi, hoặc nuôi nhốt kết hợp chăn thả 70 ngày tuổi trọng lượng đạt 2,8 - 3,4 kg/con. Vịt nuôi lấy thịt ở phương thức thâm canh (nuôi nhốt tại chỗ và cho ăn thức ăn hỗn hợp) đạt trọng lượng 3,5 - 3,7 kg lúc 56 ngày tuổi với tỷ lệ nuôi sống 93 – 98%, chi phí 2,3 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Tuổi vào đẻ 168 ngày, sản lương trứng 190 quả/mái/42 tuần đẻ. Khối lượng trứng bình quân 86 – 88 gam. Tỷ lệ có phôi trên 90 %, tỷ lệ nở trên phôi 85%. Tiêu thụ thức ăn trong giai đoạn đẻ 230 gam/con/ngày. Vịt thương phẩm tỷ lệ nuôi sống từ 1 ngày đến tuổi giết thịt đạt 97%.

Ở phương thức nuôi chạy đồng theo phương thức nuôi cổ truyền của nông dân, vịt siêu thịt đạt trọng lượng 3 - 3,3 kg lúc 70 ngày tuổi với tỷ lệ sống 90 - 92%. Vịt siêu thịt nuôi giống có ưu thế hơn hẳn so với vịt địa phương với năng suất 190 - 210 trứng/mái/năm, tỉ lệ nuôi sống đạt > 96 %, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 3,1 kg/con. Tiêu tốn thức ăn 2,7/kg/ 1 kg tăng trọng. Nuôi vịt siêu thịt chúng lớn rất nhanh, chỉ cần nuôi trên hai tháng, vịt đã đạt trên 3 kg/con, nuôi giống vịt siêu thịt nhanh được bán, hiệu quả kinh tế cao. Khi từ 2 tuần tuổi trở đi, vịt có sức đề kháng tốt, sinh trưởng tốt, độ đồng đều cao.

Vịt nuôi lấy thịt ở phương thức thâm canh (nuôi nhốt tại chổ và thức ăn hỗn hợp). Vịt siêu thịt 6 tháng tuổi bắt đầu rớt hột, khối lượng trứng lớn:80 – 85g/hột, tỷ lệ trứng có phôi là 90 – 95% và tỷ lệ ấp nở trứng có phôi là 78 – 85%. Sau 10 tháng đẻ bầy vịt vẫn giữ tỷ lệ đẻ là 60-70% thì đó là bầy vịt đẻ tốt. Đối với vịt siêu thịt bố mẹ chỉ nêm khai thác khả năng đẻ trứng của vịt trong 10 tháng đẻ kể từ khi đàn vịt đẻ được 5% là tốt nhất. Nếu để vịt đẻ tiếp thì hiệu quả kinh tế thấp vì tỷ lệ đẻ lúc này thường sụt xuống còn 50-55% và tiếp tục giảm.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn