Những sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi bảo quản thức ăn ngày Tết trong tủ lạnh

13:04, Thứ năm 30/11/2017

( PHUNUTODAY ) - Liệu bạn có chắc mình đã thực sự bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách chưa? Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những sai lầm thường mắc phải khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh mà bạn cần tránh

bao_quan_thuc_pham

Hầu hết, chúng ta thường lưu trữ đồ tươi sống khi mới mua về vào trong tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, liệu bạn có chắc mình đã thực sự bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách chưa? Tủ lạnh là nơi mà các gia đình thường cất giữ cả đống loại thực phẩm từ tươi sống lẫn đã qua chế biến. Đó là lý do vì sao mà tủ lạnh lại là nơi dễ tích tụ "mầm mống gây bệnh" ảnh hưởng đến sức khoẻ về lâu về dài. Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm khi dùng tủ lạnh mà gia đình nào cũng thường mắc phải nhất để sửa đổi ngay từ bây giờ bạn nhé!

Tích trữ nhiều thực phẩm đến kín tủ lạnh

Khi tủ lạnh nhà bạn đã có quá nhiều thứ mà bạn không thể nhồi nhét thêm được gì vào nữa thì hãy nghĩ ngay đến chuyện dọn dẹp tủ lạnh. Trước khi đi chợ hay vào siêu thị mua sắm thì nên dành thời gian mở tủ lạnh ra và dọn hết những thứ không còn sử dụng được nữa. Có thể là chai tương ớt sắp hết hạn hay bát canh thừa để tận mấy ngày trong tủ... là những thứ bạn cần lấy ra khỏi tủ lạnh ngay. Các cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm khuyên bạn nên hình thành thói quen kiểm tra đồ ăn trong tủ lạnh hoặc tủ đá trước khi đi chợ để tránh lãng phí thực phẩm cũng như tiền của.

Đặt thực phẩm trong tủ lạnh sai vị trí

Đầu bếp Ludwig Maurer (người Đức) chia sẻ rằng, khi biết đặt đúng chỗ thực phẩm cần lưu trữ trong tủ lạnh thì có thể kéo dài thời gian sử dụng lên gấp ba lần. Vấn đề là hầu như mọi người không biết sắp xếp những loại thực phẩm nào ở đâu mà cứ cất tất cả mọi thứ vào trong tủ lạnh. Tuy nhiên, thay vì nhồi nhét thực phẩm vào bất cứ nơi nào thì điều quan trọng trước tiên là sắp xếp tủ lạnh của bạn trước đã.

Ví dụ thì trứng nên đặt ở ngăn giữa (vì khoang này có nhiệt độ ổn định hơn), bơ và phô mai mềm thì có thể đặt vào cánh cửa tủ lạnh (vì đây không phải loại thực phẩm cần giữ lạnh nhất). Tương tự thì cá, thịt, rau lá nên đặt ở phía dưới tủ, còn trái cây tươi và các loại rau nên được bảo quản ở ngăn trên đầu.
Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Hãy thường xuyên vệ sinh tủ lạnh vì đây là điều quan trọng để giữ cho các ngăn, kệ tủ lạnh được sạch sẽ, giảm bớt mùi hôi thối từ các loại thực phẩm trong tủ. Chúng ta nên dọn dẹp tủ lạnh mỗi tuần một lần và vệ sinh kỹ tủ lạnh mỗi tháng một lần. Điều này sẽ giữ cho tủ lạnh không còn tích tụ bất kỳ con vi khuẩn nào mà còn kéo dài thời gian sử dụng của các loại thực phẩm nữa.

Không bọc màng thực phẩm hay đậy kín đồ ăn trong tủ lạnh

Các loại thức ăn thừa hay những gói snack ăn dở được bóc ra và lại cất vào trong tủ lạnh mà không bọc kín sẽ vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn có khả năng gây ô nhiễm và lên mùi thực phẩm. Nhiều cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm cũng khuyên bạn hãy nhớ đậy kín đồ ăn thừa trong hộp hoặc dùng màng bọc thực phẩm để bảo quản kín lại trước khi cho chúng vào trong tủ lạnh.

Đặt sai nhiệt độ tủ lạnh

Thông thường, việc mở tủ lạnh ra quá nhiều cũng làm cho nhiệt độ trong tủ lạnh của bạn bị sai. Do đó, thỉnh thoảng nhớ để ý đến màn hình hiển thị nhiệt độ tủ lạnh để chắc chắn giữ được nhiệt độ phù hợp cho việc bảo quản thực phẩm. Nhiệt độ thích hợp trong tủ lạnh sẽ là 3 đến 5 độ C, còn tủ đông cần hiển thị nhiệt từ -18 đến -20 độ C.

Để thực phẩm đã rã đông vào lại ngăn đá.

Đây là điều này thường xuyên xảy ra khi các "bà nội trợ" lấy quá nhiều thực phẩm đông lạnh, nhưng lại không sử dụng hết. Tuy nhiên, cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.

Sau khi giã đông, các tế bào của thực phẩm bị phá vỡ ít nhiều không còn được tươi ngon như ban đầu. Sau khi chế biến, lúc ăn thừa, các bạn lại tiếp tục trữ đông tiếp thì các tế bào còn lại sẽ vẫn tiếp tục bị phá vỡ. Điều này là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn sinh sôi thuận lợi hơn trong thực phẩm.

Chính vì vậy, các bạn nên bảo quản thực phẩm theo từng túi nhỏ để chắc chắn sử dụng hết sau khi dã đông, còn các thức ăn không hết, chúng ta nên bỏ đi.

Không đậy nắp cho đồ ăn thừa

Đồ ăn thừa khi bảo quản trong tủ lạnh nếu không không được đậy kín thức ăn sẽ không giữ được hương vị mà còn dễ biến chất, nguy hiểm cho sức khỏe. Việc không đậy nắp thức ăn chính là nguồn cơ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.

Vì vậy, nên nhớ cần đậy kín đồ ăn mỗi khi cho vào tủ lạnh. Tốt nhất, bạn nên cho chúng vào hộp nhựa có nắp đậy. Bạn cũng có thể dùng màng bọc ngăn khí trong tủ bám vào thức ăn hạn chế thức ăn biến chất

Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng những dụng cụ đã được qua kiểm định an toàn cho việc đông lạnh, vì không phải hộp nào cũng an toàn để đựng thức ăn trong tủ lạnh hay tủ đông, nhất là đồ nhựa dùng 1 lần.

Không rửa thịt tươi trước khi đông đá

Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá luôn vì sợ nếu rửa thịt sẽ bị nhạt thịt. Tuy nhiên, đây là thói quen hoàn toàn sai lầm. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách.

Trước hết các bạn nên rửa sạch thịt sau khi mua về, sau đó để cho ráo nước hoặc thấm khô rồi cho vào túi đựng thực phẩm để trữ đông. Đây là cách hạn chế tối đa việc vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm mà chị em hay mắc phải.

Trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh

Việc tích trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm, không những thế còn làm các vi khuẩn phát triển ngược trở lại gây nên biến chất một số chất có trong thực phẩm. Chính vì vậy, bạn không nên trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Các chuyên gia đều khuyên mỗi gia đình nên trữ thực phẩm trong tủ lạnh không quá 5 ngày, kể cả các thực phẩm đông đá như các loại thịt, hải sản…, các loại rau xanh và hoa quả chỉ nên lưu lại trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 5 ngày. Để nhiệt độ không phù hợp trong tủ lạnh.

Nhiệt độ là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo quản thức ăn. Trong những ngày “cao điểm” thực phẩm chứa quá nhiêu trong tủ lạnh thức ăn sẽ chóng bị ôi thiu hơn.

Vì vậy cần biết cơ chế hoạt động của từng loại tủ vì khí lạnh tỏa ra ở mỗi ngăn là khác nhau để tích trữ đồ ăn phù hợp. Nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh cần đảm bảo luôn ở mức dưới 4 độ C, còn ngăn đá tốt nhất là dưới -18 độ C. Nhiệt độ trên 4 độ C sẽ làm vi khuẩn sinh sôi rất nhanh chóng.

Để sai vị trí

Mỗi vị trí ở trong tủ lạnh có nhiệt độ khác biệt và dùng để cất trữ các nhóm thực phẩm khác nhau. Đa phần các bà nội trợ đều để sai vị trí thực phẩm trong tủ lạnh mà không hề biết. Phần cánh tủ ít lạnh hơn thường dùng để trứng, sữa, nước, hoa quả. Phần dưới cùng lạnh nhất dùng để cất trữ rau quả tươi và thực phẩm sống.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc