Nữ điệp viên sắc đẹp hơn người hai lần mưu sát Tưởng Giới Thạch (2)

00:53, Thứ bảy 10/12/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Lúc phải đền tội, nữ điệp viên mới 33 tuổi đang tràn đầy sức sống và được xếp vào hàng ngũ điệp viên xuất sắc nhất của quân phiệt Nhật.

(Phunutoday) - Nữ gián điệp hoa hồng và 2 lần mưu sát Tưởng Giới Thạch: Ngày 28/7/1937, khi Tưởng Giới Thạch chỉ trì hội nghị Quốc Phòng tối cao ở Nam Kinh để nghiên cứu quốc sách và chiến lược chống Nhật, Hội nghị quyết nhân cơ hội quân đội chủ lực của Nhật Bản đang tập trung ở Hoa Bắc và việc quân Quang Đông cùng các đội quân khác của Nhật tạm thời chưa thể thống nhất hành động, ra tay tiêu diệt lực lượng hải quân lục chiến của chúng đóng ở Thượng Hải, đồng thời phong tỏa Giang Âm - là khúc hẹp nhất trên sông Trường Giang.

[links()]

Tưởng Giới Thạch tại Đại lễ kỷ niệm tại trường quân sự Trung ương ở Nam Kinh.
Mục đích của chiến dịch này là nhằm ngăn chặn tàu chiến của Nhật theo đường sông từ Thượng Hải ngược lên phía Tây để tấn công Nam Kinh, đồng thời, chặn bắt các tàu chiến cùng nhiều thương thuyền của Nhật Bản đang từ Sông Trường Giang xuôi xuống các bến cảng ở Nam Kinh như Cửu Giang, Vũ Hán, Nghi Xương, làm cho người Nhật phải khiếp sợ.
 
Nghe hội nghị thống nhất phương án theo kế hoạch phong tỏa Giang Âm của Tưởng Giới Thạch đề ra, Hoàng Tuấn đã rất lo sợ. Ngay khi hội nghị kết thúc, Hoàng Tuấn lập tức báo tin tuyệt mật này cho Nam Tạo Vân Tử. Xác định đây là tin chiến lược, Nam Tạo Vân Tử liền nhanh chóng liên lạc với với Tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật Bản ở Nam Kinh là Thiếu tướng Nakamura.
 
Tin mật này nhanh chóng được chuyển về Tokyo và nhận chỉ thị đối phó từ phía Nhật Bản. Chính nhờ đó, lực lượng hải quân lực chiến của Nhật Bản đã đi trước một bước, lệnh cho cả ngày lẫn đêm di chuyển không ngừng nghỉ về phía Đông. Cùng đó,  toàn bộ hải quân Nhật đang đóng ở eo Giang Âm trên sông Trường Giang cùng toàn bộ tàu chiến, các thương thuyền mở hết tốc lực vượt qua eo Giang Âm an toàn trước 2 ngày so với kế hoạch của Quốc Dân Đảng. Lúc đó, Tưởng Giới Thạch vô cùng tức tối và vì kế hoạch của mình đã bị phá sản một cách bất ngờ và dễ dàng như vậy.
 
Trước sự thất bại của kế hoạch phong tỏa Giang Âm đối với Nhật Bản, và dựa vào những phân tích tình hình về phán đoán quân Nhật có thể sẽ mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Thượng Hải, tháng 8/1937, Tưởng Giới Thạch quyết định đi thị sát Thượng Hải trong giai đoạn cuộc chiến tranh Trung - Nhật đang diễn ra ác liệt để cổ vũ cho tinh thần các chiến sĩ nơi tiền tuyến. Ban đầu, những người dự hội nghị đều không tán thành với những lo lắng về vấn đề an toàn trên đường tới Thượng Hải. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch vẫn kiên quyết giữ vững ý kiến của mình. Thông tin mật này nhanh chóng đến được với Nam Tạo Vân Tử do Hoàng Tuấn cung cấp.
 
Nhằm đảm bảo an toàn và bí mật, Tưởng Giới Thạch đã thay đổi xe trên đường đi cùng với ngài đại sứ người Anh Kerr. Ngay đêm hôm đó, Tưởng Giới Thạch nhận được tin cấp báo rằng, xe của ông Kerr đã bị máy bay của Nhật oanh tạc và đại sứ Kerr vô tình là kẻ chịu thay, hiện Kerr bị thương rất nặng đang cấp cứu tại bệnh viện.
 
Trước tình hình đó, Tưởng Giới thạch đã nghi ngờ có nội gián trong tổ chức Quốc Dân Đảng. Ông nhận thấy gần đây, một số thông tin mật của tổ chức luôn bị lọt ra ngoài, các kế hoạch quân sự dù lớn hay nhỏ đều bị phía Nhật Bản nắm bắt được ít nhiều thông tin. Để không đánh rắn động rừng, Tưởng Giới Thạch khôn khéo ngầm cử người theo dõi mọi hành động của một số quan chức bị nghi ngờ trong nội các Quốc Dân Đảng.
 
Theo kế hoạch đã định sẵn, ngày 30/8, Quốc Dân Đảng sẽ tổ chức một đại lễ kỷ niệm tại trường quân sự Trung ương ở Nam Kinh. Tại đại lễ này sẽ có bài phát biểu của Tưởng Giới Thạch và sự xuất hiện hầu hết của các quan chức Quốc Dân Đảng. Khoảng nửa giờ trước khi Tưởng Giới Thạch đọc bài phát biểu thì bộ phận bảo đảm an ninh nhận được tin cấp báo có hai kẻ lạ mặt với dáng bộ rất đáng nghi đang lén lút trà trộn vào đám đông.
 
Tưởng Giới Thạch lập tức yêu cầu bộ phận an ninh điều tra khẩn cấp thông tin ấy. Hai kẻ lạ mặt đó thấy có dấu hiệu bị bại lộ định bỏ chạy nhưng đã bị lực lượng an ninh Quốc Dân Đảng bắn chết tại chỗ. Khi lục soát người hai tên này, bộ phận an ninh đã thu được 2 khẩu súng đã gắn sẵn đầu giảm thanh và một số quả lựu đạn có sức công phá rất lớn.
 
Trước sự việc này, Tưởng Giới Thạch đã rất giận dữ, sự nghi ngờ có nội gián trong tổ chức Quốc Dân Đảng đã được khẳng định rõ ràng. Ngay lập tức, tổ chức đã ra hạn định phá án, điều tra gián điệp dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Cảnh sát Hiến binh Nam Kinh. Khi tổ chức chuyên án điều tra phân tích những tin bị tiết lộ, thì đa phần là liên quan đến những nội dung bàn thảo trong các hội nghị quân sự tối cao.
 
Tham dự các hội nghị ấy đều là những nhân vật quan trọng của giới quân sự Quốc Dân Đảng. Sàng lọc một cách nghiêm khắc thì có 2 nhân vật được đưa vào diện tình nghi là Trần Bố Lôi và Hoàng Tuấn. Trong hai người này thì Hoàng Tuấn có tính tình phóng khoáng, có chút hiểu biết và hay qua lại với người Nhật, chính vì vậy, Hoàng Tuấn trở thành nghi can số 1 bị theo dõi của tổ chuyên án. Sau một tuần điều tra, kết quả thật bất ngờ đối với cả tổ chức Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch là chiếc xe chở 2 kẻ bị giết trong đại lễ hôm 30/8 là chiếc xe thuộc quyền sở hữu của Hoàng Tuấn.
 
Ngay lập tức, hai đặc vụ Quân thống là Lý Vinh Phương và Chung Cao Ngọc được giao nhiệm vụ giám sát nhà của cả hai cha con Hoàng Tuấn 24/24. Vài ngày sau, Quốc Dân Đảng đã có được thông tin về việc Hoàng Tuấn qua lại thân mật với mộtt phụ nữ người Trung Quốc nhưng lại đang làm việc cho người Nhật. Không những thế, Tưởng Giới Thạch còn sửng sốt khi biết đằng sau cha con Hoàng Tuấn là cả một bộ phận khong nhỏ quan chức trong Quốc Dân Đảng đang làm việc dười quyền chỉ huy của người phụ nữ mà Hoàng Tuấn qua lại.
 
Khi đã có đầy đủ những chứng cứ trong tay, mệnh lệnh triệt phá toàn bộ mạng lưới phản động trong đội ngũ quan chức của tổ chức Quốc Dân Đảng được đưa ra. Tháng 9/1937, toàn bộ mạng lưới gián điệp do Nam Tạo Vân Tử gây dựng bị triệt phá và hai cha con Hoàng Tuấn, Hoàng Thành phải thừa nhận mọi tội lỗi.
 
Khi bị bắt, Nam Tạo Vân Tử đã khai ra lai lịch thật của mình, quá trình lợi dụng cha con Hoàng Tuấn đến việc hai lần mưu sát Tưởng Giới Thạch. Sau khi xét xử, đích thân Tưởng Giới Thạch đã ký lệnh tử hình đối với cha con Hoàng Tuấn để răn đe. Riêng đối với Nam Tạo Vân Tử vì những tính toán về chính trị, chính quyền mà xử cô mức án tù chung thân tại nhà tù Lão Hổ Kiều - Trung Quốc.
 
Nhưng chỉ một thời gian ngắn, Nam Tạo Vân Tử đột nhiên mất tích một cách đầy bí hiểm khỏi nhà tù được coi là nghiêm ngặt nhất của Quốc Dân Đảng. Và kết quả điều tra của Cục an ninh cho thấy, Nam Tạo Vân Tử vẫn dùng chiêu cũ - dùng sắc đẹp và dục vọng để lung lay một tên cai ngục cùng với những lời hứa hẹn về tương lai mà cô đã mua chuộc được tên này.
 
Mờ mắt vì ham muốn dục vọng và vật chất, tên cai ngục đã không ngần ngại tìm mọi cách liên lạc với cơ quan Đặc vụ Nhật Bản về tình hình của Nam Tạo Vân Tử. Vào một đêm giông tố, được sự trợ giúp tạo thế trong ngoài hợp ứng mà Nam Tạo Vân Tử đã an toàn trốn ra khỏi nhà tù Lão Hổ Kiều.
 
Do thân phận bị bại lộ nên Nam Tạo Vân Tử không thể tiếp tục hoạt động ở Nam Kinh, cô đã được Cục Tình báo Nhật đưa về Thượng Hải. Tại đây, Nam Tạo Vân Tử rất được trọng vọng và được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Đặc vụ 1 của quân Nhật ở Thượng Hải. Với chức trách này, Nam Tạo Vân Tử thường xuyên ra vào tô giới của Anh và Pháp để trực tiếp chỉ huy săn lùng những chí sĩ Trung Quốc chống Nhật và bóc gỡ được 10 điểm liên lạc của quân thống còn lưu lại, đồng thời, lại gài bẫy được mấy chục nhân viên đặc vụ của quân thống.
 
Chính vì thế, Đặc vụ Quốc Dân Đảng hận Nam Tạo Vân Tử tới tận xương tủy. Họ đã nhiều lần lên kế hoạch ám sát nhưng đều thất bại vì nữ gián điệp hoa hồng này quá thông minh và xảo quyệt.
 
Vào một đêm tháng 4/1942, Nam Tạo Vân Tử lái xe tới quán cà phê quen thuộc Bách Lạc Môn trên đường Hà Phi thuộc tô giới Pháp ở Thượng Hải. Khi có tin mật báo, các đặc vụ quân thống cử một đội quân một mặt bám sát hành tung của Nam Tạo Vân Tử, một đội quân khác tổ chức mai phục ở gần cửa quán cà phê Bách Lạc Môn. Khi Nam Tạo Vân Tử dừng xe, chuẩn bị bước về phía cửa quán thì một loạt tiếng súng vang lên, một loạt đạn bất ngờ lao thẳng về phía cô. Do bị thương quá nặng, Nam Tạo Vân Tử đã chết ngay trên đường đi cấp cứu.
 
Lúc phải đền tội, nữ điệp viên mới 33 tuổi đang tràn đầy sức sống và được xếp vào hàng ngũ điệp viên xuất sắc nhất của quân phiệt Nhật.
 
Trong suốt khoảng thời gian làm việc cho Đặc vụ Nhật tại Trung Quốc, Nam Tạo Vân Tử đã không hề thất bại trong bất kỳ một chiến lược dùng sắc đẹp của mình làm mê hoặc các quan chức người Trung Quốc. Nhưng tất cả những mối quan hệ đó đều được dùng làm bức bình phong cho công việc của một nữ gián điệp của mình chứ Nam Tạo Vân Tử chưa hề được bước một mối tình nào thực sự chân thành và sâu đậm. Khi bị ám sát, Nam Tạo Vân Tử đã mang theo hình ảnh và tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm trái tim của một người con gái đã dành cho chàng sĩ quan Trung Quốc Lý Nhẫn Đào mà cô chưa kịp thổ lộ.
 
Dù mối thù đối với Nam Tạo Vân Tử của Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch cuối cùng đã được trả, nhưng giới quan chức cấp cao của đặc vụ Trung Quốc không khỏi tiếc nuối cho một nữ điệp viên tài sắc vẹn toàn duy nhất trong lịch sử tình báo của cả hai nước Trung - Nhật.
   
 
)
 
 
  • Quỳnh Vy
   

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc