Đám mây đo đựợc vào 11h, ngày 10/3. (nguồn: Sài Gòn tiếp thị) |
Cũng đơn vị này cho biết đã phát hiện trong mẫu lá thông (loại lá thường được dùng để chỉ thị ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí và thực vật), ngoài các đồng vị Be-7, K-40, U-238, Th-232 và Cs-137 có hàm lượng ở mức bình thường, còn phát hiện được đồng vị Cs-134 với hàm lượng rất nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đám mây phóng xạ đo được vào lúc 2h ngày 11/4. (nguồn: Sài Gòn tiếp thị) |
Ngoài ra, trong son khí (chất lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dạng keo) ở Đà Lạt và Ninh Thuận, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7 (có nguồn gốc từ tia vũ trụ), K-40, Th-232 và U-238 (có nguồn gốc từ bụi đất), Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tiếp tục đo được đồng vị phóng xạ nhân tạo là: I-131.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh còn ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137. Mặc dù vậy, các đồng vị phóng xạ nhân tạo đều ở mức rất thấp nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và môi trường.
)