Nằm trong khu vực châu Á, người Nhật Bản trước đây cũng dùng lịch âm như nhiều nước khác. Họ đã dùng lịch âm suốt 1200 năm, từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên tới khi xóa bỏ lịch âm vào năm 1872. Lịch âm của Nhật cũng từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản. Nhưng quyết định xóa bỏ lịch âm cũng đã tạo ra một bước ngoặt mới cho họ tiến tới hòa nhập kinh tế với phương Tây.
Giai đoạn Minh trị (1868 – 1912), đất nước Nhật Bản trải qua nhiều biến động và chuyển đổi sâu sắc. Sau cuộc cách mạnh Duy tân Minh Trị, Nhật Bản bắt đầu mở cửa để giao lưu với thế giới phương Tây. Đó cũng là giai đoạn họ thực hiện cải tổ, hiện đại hóa đất nước.
Trong công cuộc hiện đại hóa này, người ta cần một số thứ thay đổi theo để theo kịp phương Tây. Chính phủ Minh trị theo đó đã xóa bỏ lịch âm và xem đó là một động thái hiện đại hóa đất nước và hội nhập với thế giới phương Tây.
Xóa bỏ lịch âm lúc đó có thể là để thích ứng được với thực tại mới. Khi đó người Tây phương dùng lịch dương,nên nếu áp dụng lịch dương sẽ giúp Nhật Bản dễ dàng giao thương và hợp tác với các nước này, đồng thời thể hiện sự tiến bộ và hòa nhập với trật tự thế giới mới.
Lịch dương là lịch theo chu kỳ mặt trời, nên phù hợp nhịp điệu hoạt động kinh tế hơn lịch mặt trăng lịch âm. Nếu bỏ lịch âm và dùng lịch dương để thống nhất lịch hoạt động với Tây phương thì có thể giúp Nhật Bản tăng hiệu quả sản xuất và thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế. Áp dụng lịch dương không dùng lịch âm nên cũng đã giảm số ngày nghỉ làm tăng năng suất thời gian lao động.
Hơn nữa thời đó xóa bỏ lịch âm như cách người Nhật thể hiện thoát khỏi ảnh hưởng từ Trung Hoa. Thời đó nhiều người cho rằng những thứ ảnh hưởng từ Trung Hoa đều kém hơn so với phương Tây. Từ khi bỏ lịch âm, người Nhật Bản đón Tết Dương lịch thay vì tết Âm lịch.
Xóa bỏ lịch âm có hệ lụy gì?
Xóa bỏ lịch âm khiến các ngày lễ Tết, các nghi lễ truyền thống và các hoạt động xã hội khác đều phải được điều chỉnh theo lịch dương. Thế nên cũng có những bỡ ngỡ và có những phản đối từ những người muốn giữ truyền thống. Các phong tục thường theo lichh âm nên giờ thay đổi sẽ khó theo dõi và sẽ làm một số phong tục sẽ mai một khi chúng đi theo lịch âm. Một số văn hóa phương Tây sẽ nổi lên.
Tuy nhiên người Nhật vẫn giữ truyền thống và có sự kết hợp hài hòa giữa cũ và mới. Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển kinh tế nhờ tăng cường giao thương quốc tế. Nhật Bản nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia tiên tiến nhất thế giới nhờ vào sự hiện đại hóa toàn diện, bao gồm cả việc thay đổi hệ thống lịch.
Ngày nay, người Nhật còn biết dùng lịch âm không?
Bên cạnh lịch dương, hiện nay người Nhật vẫn sử dụng hệ thống đánh số năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời. Hệ thống này được sử dụng trong các văn bản chính thức và giúp người Nhật dễ dàng xác định thời gian trong lịch sử.
Người Nhật cũng vẫn dùng lịch âm trong một số sự kiện đặc biệt có tính truyền thống như các lễ hội truyền thống, các nghi lễ tôn giáo, dự đoán thời tiết và mùa vụ, và phong tục xem ngày tốt xấu...