Muốn được Thần Phật độ trì, trong lòng phải giữ thiện niệm
Thiện niệm không liên quan gì đến năng lực, học thức. Đó chính là bản tính nhân hậu, một loại mỹ đức tồn tại trong tính cách con người. Trong "Tư trị thông giám", Tư Mã Quang đã viết rằng: "Người có cả tài và thiện, thiện sẽ lớn vô cùng. Thế nhưng người có tài mà ác, cái ác cũng lớn vô cùng". Xã hội này, người tư lợi không thiếu, người bội ân cũng vô số nhiều. Tấm lòng của họ eo hẹp, không thể độ lượng, khoan dung, để rồi làm ra những chuyện sai lầm, khiến Trời Phật ngoảnh mặt. Tài năng dẫu lớn thế nào, cũng bị chôn vùi dưới bùn đất.
Ngược lại, người có thiện niệm sẽ luôn suy nghĩ cho người khác. Họ luôn hy vọng, người khác được hạnh phúc mỹ mãn, không phải khốn đốn khổ cực. Người giữ thiện niệm trong tâm luôn biết đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để phán đoán và suy xét vấn đề. Tương trợ giúp người là tiểu thiện. Hy sinh vì đại cục chính là đại thiện.
Thiện niệm, chính là cái gốc làm người
Phụ nữ sống càng lương thiện, càng có hậu phúc. Tâm địa thiện lương chính là cái gốc của đạo làm người. Thiện niệm, thể hiện qua tâm ý, lời nói, cử chỉ và hành vi. Người phụ nữ lương thiện, phong thái luôn tao nhã. Họ không cần phải lồng lẫy quần tráo, trang điểm cầu kỳ, vẫn toát lên được vẻ đẹp thu hút, có mị lực từ bên trong.
Lương thiện, nói dễ thì không dễ. Nhưng nói khó lại không phải khó. Suy nghĩ cho người khác chỉ là một ý niệm. Giúp người lúc gian nan chỉ là một hành động. Khuyên người lúc bế tắc chỉ là một lời nói. Thế nhưng nếu làm được, thẩm thấu tâm can bằng những đạo lý nhân sinh, cõi lòng sẽ tự tại, nhìn thấy những điểm sáng lung linh trong cuộc sống.