Phúc báo của con cái liên quan đến cha mẹ
Có rất nhiều người đi phá thai chỉ vì một nguyên nhân sợ không nuôi nổi con. Với họ nuôi được nổi một đứa con đã là việc vô cùng vất vả chứ đừng nói sinh thêm một đứa nữa. Trong tiềm ý thức chúng ta đều cho rằng, đứa trẻ này là do tôi nuôi lớn, gia đình này là do tôi gánh vác chống đỡ.
Kỳ thực không phải như vậy, trước tiên chúng ta nên hiểu một đạo lý quy luật của vũ trụ, mỗi người khi sinh ra đều có phúc báo riêng của mình. Khi một đứa trẻ tới đầu thai là mang cả phúc báo của chúng tới, nhìn bề mặt ta thấy rằng cha mẹ đang nuôi dưỡng chúng, nhưng trên thực tế là phúc báo của bản thân đứa trẻ đang nuôi dưỡng chúng.
Một sự việc cuối cùng có thể đi tới thành công, là phúc báo của tất cả mọi người chung sức tạo nên, chính là sự tích lũy phúc báo chung của mọi người. Ác nghiệp cũng lại như vậy. Hiện nay trong khi môi trường đang bị phá hoại một cách nghiêm trọng, mỗi người chúng ta đều đừng nên đi trách móc người khác, bởi rằng mỗi người chúng ta đều là một nhân tố tạo nên điều đó.
Khi chúng ta sử dụng túi nilon, và tất cả những sinh hoạt hằng ngày đều đang sử dụng những sản phẩm có liên quan tới các loại hóa chất.Việc sử dụng hàng ngày đó của chúng ta mỗi ngày chính đều là đang phá hoại môi trường.
Đạo trời không có tình thân cũng không thiên vị bất kể một ai, cho dù đó là con của bạn, bạn cũng không thể chuyển phúc báo của mình cho chúng. Mỗi người đều có số mệnh riêng của mình! Có rất nhiều người không hiểu được điều này, vì muốn con thành thiên tài liền tìm đủ mọi cách để con được học tập trong trường nổi tiếng.
Kỳ thực điều trước tiên cần xem xét đó là đứa trẻ đó có số mệnh trở thành thiên tài hay không. Cũng giống như việc nuôi một đứa trẻ, cho dù tiền dùng chi tiêu cho chúng là tiền của cha mẹ chúng, nhưng hao tổn lại là phúc báo của bản thân đứa trẻ đó.
4 điều cha mẹ không nên làm thay con
Khen ngợi thái quá
Hoàn toàn không có gì sai khi thỉnh thoảng bố mẹ có thể dành những lời khen ngợi cho con mỗi khi bé làm việc tốt. Tuy nhiên, hãy làm điều đó một cách tỉnh táo và hợp lý nhất, như vậy sẽ khuyến khích con tiếp tục thực hiện hành vi tốt và không khiến chúng có những suy nghĩ sai lệch về những gì nên làm.
Một cách để tránh sai lầm này ở trẻ là bố mẹ khen ngợi con chỉ tập trung vào quá trình đưa chúng đến việc đạt được hành động tốt đó, chứ không phải khen kết quả của quá trình đó. Ví dụ, khi con cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà, bố mẹ có thể khen theo cách này: Bố/ mẹ thích cách con cố gắng hết sức để giúp bố/ mẹ hoàn thành công việc.
Ngay cả khi kết quả không lý tưởng như mong đợi, bố mẹ vẫn cần công nhận nỗ lực của con, điều này sẽ khuyến khích bé tiếp tục hành động như vậy.
Dạy trẻ sợ sai lầm và thất bại
Bố mẹ muốn giúp con hết mức có thể, cho dù điều đó liên quan đến bài tập về nhà hay ra quyết định. Nhưng nó có thể ngăn trẻ trải qua thất bại hoặc phạm sai lầm, điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng khi chúng lớn lên.
Theo Jessica Lahey, một giáo viên, một nhà văn của Thời báo Đại Tây Dương và New York Times (Mỹ), đồng thời là tác giả của cuốn sách "Món quà của sự thất bại" (The Gift of Failure) đã chia sẻ cách những bố mẹ tốt có thể học để dạy con được thành công.
Cô cho biết: "Bao bọc con thái quái, dạy con sợ sai lầm và thất bại chính là cách làm con suy yếu năng lực, giảm tính độc lập và tiềm năng học tập của cả một thế hệ trẻ sau này".
Có những tình huống bố mẹ có thể quyết định thay con nhưng hãy để trẻ tự mình quyết định. Việc bố mẹ quyết định thay con sẽ làm khả năng tự đưa ra quyết định, tính kiên cường và kiên trì của trẻ bị suy yếu.
Trẻ nên được khuyến khích không sợ sai lầm và xem đó là cơ hội để học cách làm tốt hơn trong tương lai. Xây dựng kỹ năng sống này ngay từ nhỏ sẽ giúp con đối phó với các tình huống bực bội sau này. Nó sẽ giúp con có năng lực hơn và kiên trì hơn trong việc đạt được các mục tiêu mà chúng đặt ra cho chính mình.
Tập trung quá nhiều vào điểm số của con
Mặc dù tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con mình học giỏi ở trường, nhưng có một ranh giới giữa việc khuyến khích học tập tốt và tạo áp lực cho trẻ luôn luôn là tốt nhất, con cái có thể bắt đầu đo lường giá trị bản thân của chúng dựa trên thành tích học tập.
Con sẽ nghĩ rằng bố mẹ sẽ yêu chúng nhiều hơn nếu chúng đạt điểm cao và giảm tình yêu nếu bị điểm thấp. Con cũng có thể học cách sợ thất bại và khiến chúng không muốn thử những điều mới nếu chúng nghĩ rằng chúng sẽ thất bại.
Amy Morin, một nhà trị liệu tâm lý và giảng viên tại Đại học Đông Bắc Boston, Massachusetts (Mỹ), cũng dẫn chứng những hậu quả lâu dài khác của việc ép trẻ phải học giỏi, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao hơn như lo lắng và trầm cảm, các vấn đề về lòng tự trọng và tăng khả năng gian lận để có được kết quả mong muốn.
Quá khắt khe về thức ăn
Chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để đảm bảo rằng trẻ lớn lên khỏe mạnh. Do đó, khi chuẩn bị bữa ăn cho con, điều cần thiết là có các loại thực phẩm cung cấp cho chúng dinh dưỡng và năng lượng cần thiết mỗi ngày.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bố mẹ nên cấm một số loại thực phẩm có thể không bổ dưỡng như đồ ngọt và đồ ăn nhẹ có chất béo. Điều này chỉ có thể khiến trẻ thèm ăn những thực phẩm đó hơn nữa.
Áp dụng các quy tắc thực phẩm quá cứng nhắc đối với trẻ cũng có thể thúc đẩy các hành vi ăn uống không lành mạnh hoặc thậm chí khiến chúng mắc các chứng rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc chứng cuồng ăn, đặc biệt là khi chúng trở thành thanh thiếu niên.
Để giải quyết vấn đề này, hãy nhớ rằng trẻ có thể ăn đồ ngọt và đồ ăn nhẹ có chất béo nhưng bố mẹ phải kiểm soát con ăn ở mức độ vừa phải.
Cha mẹ muốn con sống hạnh phúc, hãy để trẻ được là chính mình
Nhiều bố mẹ muốn con vừa yêu vừa sợ mình. Trong gia đình như vậy, trẻ thường phải học cách phán đoán cảm xúc của người lớn thông qua tiếng tra chìa khóa hay bước chân. Trẻ phải sống trong sợ hãi, lo âu. Kiểu phụ huynh này cảm thấy bị xúc phạm nếu con cái nghi ngờ lòng tốt của họ. Họ luôn nghĩ: "Bố/mẹ đã làm mọi thứ vì con, con lại vô ơn".
Không ít phụ huynh bắt con đối mặt những vấn đề của người lớn, thậm chí đổ trách nhiệm lên con. Ví dụ, một đứa trẻ tin rằng vì nó không tốt nên bố mới uống rượu. Sau đó, trẻ bị kéo vào các rắc rối của người lớn, nghe bố mẹ than vãn, quen dần với tình huống phức tạp, đặt mình vào vị trí của bố mẹ để giúp đỡ, khoan dung và khuyên giải hai bên. Nhưng không may, trong những tình huống như vậy, trẻ lại không có quyền nói lên suy nghĩ của mình.
Kiểu phụ huynh sĩ diện luôn muốn con thực hiện mọi việc tốt nhất. Họ coi mọi thành tích con đạt được là điều đương nhiên, sẵn sàng tỏ thái độ chê bai con nếu không được như kỳ vọng. Những lời chê bai như vậy sẽ hủy hoại tương lai trẻ, khiến chúng nghĩ rằng mình luôn làm cha mẹ thất vọng.
Cha mẹ yêu cầu con chia sẻ mọi thứ với mình, thậm chí để con thấy tội lỗi nếu che giấu cảm xúc, nhưng lại lấy đó để nhạo báng con, cũng góp phần hủy hoại tương lai đứa trẻ. Họ đưa chuyện con kể ra để bàn tán với người thân, hàng xóm mà không hề áy náy. Việc tâm sự nhiều khi cũng giúp phụ huynh có cớ để la mắng, chỉ trích con.