Sổ hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu của một số quốc gia tại Á Đông. Trong phương thức này, đơn vị quản lý xã hội là hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm. Sổ hộ khẩu do cơ quan công an cấp. Khi sinh ra, con được nhập theo hộ khẩu của cha mẹ.
Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như: phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, giấy tờ, tiêu chuẩn điện nước, trường học...
Khi thay đổi chỗ ở, người dân phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ khẩu. Với người dân nhập cư vào thành phố, việc thay đổi hộ khẩu này còn được gọi là nhập hộ khẩu.
Hệ thống hộ khẩu hiện nay tồn tại ở các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Việt Nam.
Chức năng của sổ hộ khẩu là gì?
Chức năng của hộ khẩu được thể hiện tại BLDS cũng như Luật cư trú. Theo đó, Điều 52 BLDS quy định:
“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.”.
Theo Điều 24. Sổ hộ khẩu Luật cư trú 2006 (luật cư trú 2013 sửa đổi bổ sung) “1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân…”.
Qua các quy định về BLDS, Luật cư trú 2006 trên có thể thấy chức năng chung của sổ hộ khẩu là công cụ quản lý của nhà nước đối với việc di chuyển sinh sống của công dân đang sinh sống tại Việt Nam.