Sự thật "thần dược" phòng the Huyết lình làm từ "kinh nguyệt" của khỉ

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - “Cơn sốt” Huyết lình - được đồn là "thần dược" phòng the làm từ "kinh nguyệt" của khỉ cái đã đẩy giá mua lên cao đến nỗi nó hiếm hơn đồng đen trở thành truyền thuyết.

Kỳ 2: Sự tồn tại của “Thần dược” trên cao nguyên núi đá

Trên những vách đá dựng đứng của dãy núi đá hùng vĩ, cao đến ngút ngàn mờ ảo trong mây gió, loại “Thần dược” ngày một khan hiếm hơn một phần vì thời gian để hình thành của mình khá lâu, phần vì sự săn lùng ráo riết không chỉ của người dân bản địa, mà còn với nhiều người ở tỉnh ngoài. “Cơn sốt” huyết lình đã đẩy giá mua lên cao và qua những câu chuyện kể về thần dược quý, hiếm hơn đồng đen trở thành truyền thuyết.

Cuộc săn lùng lịch sử

Người dân bản địa cho biết, cuộc săn lùng huyết lình đã bắt đầu từ cách đây hàng chục năm, thậm chí còn lâu hơn thế nữa. Nhưng hầu như rất ít người có thể tìm thấy được, vì vậy huyết lình được suy tôn lên làm “thần dược”, họ xem nó như một câu chuyện truyền thuyết về loài thuốc quý. Cho đến một ngày, người dân trong làng phát hiện ra có người làng sau nhiều ngày đi “săn” và mang về rủng rỉnh những “thần dược”…

huyết lình

Cuộc săn lùng giữa những gã thợ săn thiện nghệ và món thần dược khắp các cao nguyên núi đá.

Được các thầy lang cho biết về những công năng đặc hiệu của huyết lình, những câu chuyện truyền miệng về sự xuất hiện kỳ lạ đã tạo nên “cơn sốt” và một cuộc săn lùng hiếm có trong lịch sử. Câu chuyện được người dân kể lại, cách đây xa nhất là 10 năm và gần nhất khoảng 5 năm, cuộc sống của nhiều người dân trong bản Lùng Trang đang lúc khó khăn.

Từ những câu chuyện truyền miệng nghe như truyền thuyết, có một nhóm người đã quyết định đi săn và thành quả cho họ thật bất ngờ, có người đã lấy được hàng chục kg, thậm chí có người còn lấy được cả tạ huyết lình mang về dùng và bán kiếm tiền. Đang trong cảnh khó khăn, thấy người làng bỗng nhiên có tiền tiêu xài, nghiệm thấy “truyền thuyết” kể lại là có thật, nên một cuộc săn lùng hiếm thấy trong lịch sử bắt đầu và kéo dài đến hơn chục năm. Cho đến khi món thần dược hiếm dần các cuộc săn lùng cũng thưa dần, vì nhiều người đi cả tuần, thậm chí cả tháng trời cũng chỉ mót lại được vài lạng vụn.

Cuộc săn lùng của những người đàn ông đi nhiều ngày, đã kéo theo một hệ lụy không hề nhỏ và để lại cuộc sống khó khăn lên vai những người phụ nữ. Nhiều người còn bỏ bản, bỏ vợ con và đồng ruộng để đi tìm kiếm món hàng may rủi với bao nguy hiểm rình rập.

Nhiều người vì hám lợi mà bỏ bê công việc đồng áng, dẫn đến tình hình kinh tế địa phương có thời gian suy giảm trầm trọng. Vào rừng, leo núi nhiều ngày nên bỏ bê công việc, cũng vì thế mà nhiều gia đình vợ bỏ chồng, vì không thể chịu nỗi cuộc sống khó khăn để đi làm ăn xa.

huyết lình

Công cụ tìm kiếm "thần dược" Huyết lình của các thợ săn.

Tìm về bản Lùng Trang (xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) khi trời đã bắt đầu hửng nắng, bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ, rất thuận lợi cho hành trình chinh phục những đỉnh núi. Như dự báo cho một cuộc săn lùng và bám đuổi giữa những chàng “thợ săn” và món sản vật quý của đại ngàn.

Cuộc đeo bám giữ những gã thợ săn và mồi nhử của thâm sơn

Giữa cái nắng chói chang và có phần nóng nực của cao nguyên đá Hà Giang như dịu lại, sẽ có phần lạnh hơn trên núi cao sau những tán lá rừng rậm rạp nơi đây. Có mặt tại địa bàn, chúng tôi hỏi thăm đến gã “thợ săn” lão luyện nhất ở đây, thì được người dân hướng tay chỉ vào căn nhà nhỏ ẩn mình dưới chân núi Thám Lim “Người còn giữ nhiều huyết lình nhất ở bản này đó là nhà Bố Xỉ, cả bản này chỉ còn có Bố Xỉ là người duy nhất còn giữ nhiều nhất món huyết lình kỳ diệu. Anh ấy cũng là người hay đi “săn” và cũng lão luyện nhất ở cái bản Lùng trang này. Cách nay cũng được một tuần, có đám người đến tìm gặp Bố Xỉ để hỏi mua. Thế anh cũng đến mua huyết lình hay là lại đi leo núi vậy? địa bàn những nơi nào có huyết lình và đã được khai thác, Bố Xỉ cũng là người nắm hết. Huyết lình được xem là món nợ của anh ấy, anh ấy như một ông vua huyết lình ở đây vậy, nhắc đến huyết lình thì phải nhắc đến Bố Xỉ…” anh Thái Lân chia sẻ.

Từ nhà văn hóa bản Lùng Trang, tôi phải đi bộ thêm 3km đường rừng nữa để đến được ngôi nhà có người mà tôi cần gặp. Nhưng khi quay lại, nếu “săn” được huyết lình thì không nên quên người đã chỉ đường cho tôi vào được nhà của ông vua huyết lình.

huyết lình

Công cụ tìm kiếm "thần dược" Huyết lình của các thợ săn.

Trong ngôi nhà nhỏ, ông Bố Xỉ đang cất gọn túi đồ nghề lên gác nhà, ngồi thành cửa nhìn ra ngọn núi cao chót vót phía sau hồi, không biết là ông đang suy tính gì? nhưng khi thấy tôi ba lô nặng trịch lửng thửng bước vào đến ngõ, ông nói "Chú đến để đi "săn" huyết lình đấy hả?" bất ngờ bởi câu hỏi của ông, tôi chưa kịp trả lời ông đã mớm tiếp "Nhìn anh tôi biết, vì nếu đi mua thường chỉ mang túi không, còn túi anh thế kia chắc chắn đồ đạc mang theo rồi...!"

Mời tôi vào trong nhà, sau khi biết chúng tôi là cánh phóng viên đến tìm hiểu viết bài, ông bảo "các chú viết thế nào thì viết, chứ báo chí tôi thấy có nhiều cái chưa được chuẩn xác lắm đâu nhé! đừng bảo tôi dân tộc không biết gì...!" nói rồi lão cười khoái trá, để lộ hàm răng đen ố của lão.

Vào nhà bê ấm lá rừng ra rót nước mời khách rồi ông cuối mặt xuống, giọng trầm ngâm: Leo núi khỏe mạnh là một phần, nhưng cũng cần phải khéo léo nữa. Không thể đùa với tính mạng của bản thân được, nếu để xảy ra tai nạn mà bị cấm đi núi thì chắc chúng tôi cũng không thể đi "săn" được nữa rồi, vì chính quyền nghiêm cấm ngay...

Ông nhớ lại, cách đây tầm 5 năm, việc đi "săn" lùng huyết lình trên vách núi đá như một phong trào, và lan nhanh như một cơn dịch. Ai cũng muốn đi, mà đã nhặt được rồi thì lại thành ra ham, người chưa nhặt được thì cũng cố đi để có thể có được chút ít lộc trời ban. Tạo nên một cuộc đeo bám giữa những "gã thợ săn" và mồi nhử của thâm sơn, nếu ai không cẩn thận có thể rơi từ độ cao hàng chục km xuống đất và bị mất xác bất cứ lúc nào.

Thời gian đầu, huyết lình còn nhiều, nhất là kể từ khi nhóm người của ông chú ruột của Bố Xỉ "săn" được một khối nặng nguyên tạ. Chật vật mãi mới mang được xuống núi còn nguyên vẹn, thì dân làng kéo nhau đi lại càng đông. Chúng tôi cứ nhằm vào những vách đá trắng trên núi, nơi có nhiều con vật, con khỉ đến là mọi người lại tập trung đến để lấy. Vì mọi người cho rằng đó là máu tháng của con vật hoặc con khỉ hòa quện cùng với "mồ hôi" tiết ra của những vách đá màu trắng, tạo nên một thứ hỗn hợp màu đen, có mùi tanh ngọt. Mặc dù thời điểm 10 trở lại đây nhiều người đi săn, nhưng vẫn không có ai bị chết, chỉ có thời gian trước đó, nghe nói có người ở nơi xa đến đi "săn", do chưa quen địa hình nên đã ngã núi chết hay gì gì đó, nhưng tôi không biết là người ở đâu.

Cứ như thế, hễ khỉ và con vật rút đến đâu, vào những ngày nắng ráo ra phơi nắng, thì y như rằng ngày hôm sau đã có mấy nhóm người có mặt ở điểm đó, cuộc bám đuổi quyết liệt cho đến khi số khỉ trong đàn thưa dần và con vật cùng ít xuất hiện, lúc này những cuộc đi săn mới bắt đầu giảm, "cơn sốt" hạ nhiệt.

huyết lình

Ông Thành, còn giữ 3 lạng Huyết lình. Khi có khách đến hỏi, ông đưa ra thử cho khách xem.

Nhà Bố Xỉ cũng chỉ còn được chút ít, tầm hơn 1 lạng, nhưng lại không phải là thứ nguyên chất, mà có nhiều tạp chất, đây là thành phẩm của ông mới được mang về từ tuần trước. Bản chỉ còn có nhà ông Thành, người ở đầu bản là còn gần 3 lạng. Qua nhà ông Thành, khi ông đang phát nốt con rẫy cho kịp buổi chiều, mời chúng tôi vào nhà rót ly nước mời khách, ông cho biết: Ông mấy hôm nay thấy trong người đau nhức và mệt mỏi do phải đi phát rẫy, nên đã cắt ra 1 lạng ngâm rượu, chỉ còn lại hơn 1 lạng đã được sơ chế…

Vào buồng trong cầm ra gói bóng có chứa huyết lình ra ông nói “Ngày xưa thì có nhiều, phải tầm 5 đến 10 năm trở lại đây huyết lình lại trở nên khan hiếm và khó kiếm hơn xưa. Có khi có người đi đến cả tháng trời những vẫn về tay không…”.

Huyết lình vón cục nằm trong túi bóng có màu đen, dẻo như nhựa đường đã cô. Ngửi có vị tanh ngọt và khi hòa nước thì chuyển nhanh thành màu đỏ như máu, nhấp môi nếm thử sẽ thấy có vị the mát của đá, lờ lợ và chan chát…

(Còn nữa...)

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
TIN MỚI CẬP NHẬT