Trồng cây lựu phía Đông, trồng cây hồng phía Tây không chỉ là kinh nghiệm sản xuất mà còn là lời nhắc nhở về ý nghĩa phong thủy của người xưa với con cháu.
Cây lựu và cây hồng đều là những loại cây ăn quả quen thuộc, cho quả ngon ngọt. Quả lựu quả hồng không chỉ ngon mà còn có màu sắc và hình dáng đẹp. Chúng chín lúc lỉu trên cây rất thơ mộng và xinh xắn.
Đặc điểm cây lựu là thấp bé, quả màu đỏ như đèn lồng. Cây hồng là dáng cây cao, quả chín vàng sáng trên cành.
Tại sao trồng lựu phía Đông, trồng hồng phía Tây?
Trồng cây lựu phía Đông là vì cây lựu dáng thấp, trồng phía Đông để đón nắng ban sáng. Cây lựu không chịu được nắng gắt vì nếu nắng gắt sẽ dễ làm nứt vỏ quả lựu.
Do đó trồng cây lựu phía Đông để đón lượng nắng sáng giúp quả ngon ngọt. Trong ánh nắng ban sáng hoa quả lựu bừng sáng rực rỡ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Còn phía Tây cây hồng cao giúp chắn nắng chiều nên nhà sẽ không bị nóng. Hơn nữa cây hồng dáng cao nên buổi sáng nắng hắt qua cây lựu thấp vấn đến được cây hồng. Hồng có nắng sẽ giòn ngọt. Hồng chín vào mùa thu, lúc này nắng nhạt hơn nên chúng đón nắng hướng Tây đủ để giúp hồng chín ngon. Đặc biệt, hồng thường chín vào mùa thu đông, khi Mặt trời lặn, sương muối sẽ vương trên những quả hồng đỏ rực tạo ra những ánh bạc trong đêm. Những hình ảnh này đã khiến người xưa cho rằng ‘phía Tây trồng hồng là bạc’.
Nếu đổi ngược lại thì cây hồng phía Đông cao sẽ chắn nắng khiến cho cây lựu bị thiếu nắng thiếu sáng.
Trong quan niệm phong thủy, cây hồng, cây lựu là những cây cảnh phong thủy mang lại ý nghĩa tốt lành, giàu có, sung túc, con cháu sum vầy đủ đầy.
Những quả hồng, quả lựu trên cành trông vừa đẹp mắt vừa giúp mang lại điềm báo tốt lành cho gia đình.
Cách bố trí cây hồng cây lựu như vậy vừa đẹp mắt vừa là kinh nghiệm thông minh trong trồng cây để giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả.
Ngày nay nên ứng dụng thế nào?
Ngày nay cây lựu cây hồng vẫn là những loại cây ăn quả phổ biến và là những loại quả ngon. Tuy nhiên cây hồng là cây cao lớn và phải trồng ngoài đất rộng nên tại các gia đình nông thôn mới có cây hồng. Còn những gia đình thành phố, hoặc nông thôn mới đất chật thì rất khó trồng hồng.
Cây lựu thì có thể trồng chậu làm lựu cảnh, hoa đẹp, quả nhỏ ăn không ngọt bằng lựu trồng vườn nhưng làm cảnh thì đẹp mắt.
Do đó quy luật Đông trồng cây lựu Tây trồng cây hồng chỉ áp dụng được với những ngôi nhà đất rộng. Còn trong những ngôi nhà hiện đại để trồng cây cảnh phong thủy người ta có thể thay thế cây hồng giòn bằng cây hồng đá. Tuy nhiên dáng cây hồng đá thấp nên ví trí trồng hồng đá và lựu có thể hoán đổi cho nhau.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm