Tại sao nói: "Mùng 5, 14, 23, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn"?

09:55, Thứ năm 22/02/2018

( PHUNUTODAY ) - Theo thạc sĩ Vũ Quốc Trung, mùng 5, 14, 23 là những ngày vua đi kinh lý, người dân cần tránh đi ngoài đường, nếu không sẽ bị xử tội, lâu dần truyền miệng thành ngày xấu.

Theo thạc sĩ Vũ Quốc Trung, mùng 5, 14, 23 là những ngày vua đi kinh lý, người dân cần tránh đi ngoài đường, nếu không sẽ bị xử tội, lâu dần truyền miệng thành ngày xấu.

Trong dân gian vẫn truyền miệng câu nói "Mùng 5, 14, 23 đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn". Đâu là bí ẩn đằng sau câu nói này?

Theo những người am hiểu về tục kiêng kỵ, thì quan niệm “Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" đã có từ rất lâu.

Thực tế cho thấy, từ xưa đến nay, nhiều người thường chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức ăn hỏi, cưới xin, xuất hành, động thổ...Trước là trọn vẹn niềm tin về tâm linh, sau là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc. Vì thế, ít khi người ta chọn các ngày mùng 5, 14, 23 (âm lịch) này để ra đường, đi mua sắm hay khởi hành công việc,…

Theo sách lịch của Trung Quốc thì ba ngày mùng 5,14, 23 là ba ngày kỵ trong mỗi tháng nên được gọi là "Ngày nguyệt kỵ".

Ngày này là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.

Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).

Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.

Ngoài ra, các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng 5 (cụ thể là: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5), dân gian thường gọi là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.

Đây cũng là những ngày \'\'con nước\'\' (tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là khi đi xa, do người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy.

Xét ở góc độ khoa học, những ngày trên, con người bị tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh dễ làm con người mất tự chủ dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay "cắn hóng"

Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói "nen nét như rắn mùng 5". Vào ngày này rắn không ra khỏi mà bởi vì thời gian đó phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và vũ trụ không bình thường gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài. Tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại cởi mở, nhiều người không còn đặt nặng vào tục kiêng kỵ như trước đây. Với mọi người, mùng 5, 14, 23 cũng là một ngày bình thường và nhiều người vẫn chọn để làm những việc quan trọng. Và thực tế cuộc sống cho thấy rằng, không phải cứ câu dân gian nào cũng áp dụng vào đời sống hiện đại, nhất là lại áp dụng máy móc lại càng không hợp.

Theo thạc sĩ Vũ Quốc Trung, mùng 5, 14, 23 là những ngày vua đi kinh lý, người dân cần tránh đi ngoài đường, nếu không sẽ bị xử tội, lâu dần truyền miệng thành ngày xấu.

Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc