Vì sao tháng 2 có 28 ngày?
Hiện nay hệ thống lịch dương được nhiều quốc gia sử dụng. Trong các tháng lịch dương thường 30-31 ngày, tại sao không bớt 1 ngày từ các tháng khác sang để tổng thể các tháng không quá chênh nhau về số ngày?
Bộ lịch đầu tiên của người La Mã lại chia một năm thành 10 tháng, thay vì 12 tháng như hiện nay. Bộ lịch này được ban hàng bởi vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome lầ Romulus. Lịch này theo chu kỳ mặt trăng tương tự lịch âm ở châu Á. 10 tháng của lịch Romulus bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 12. Tính như vậy thì sẽ có một khoảng thời gian kéo dài 2 chu kỳ trăng không được đưa vào lịch, lý do là Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.
Sau đó khoảng thứ 8TCN hoàng đế Numa Pompilius là người quyết định đưa thêm 2 tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ trăng và mỗi tháng này có 28 ngày.
Thế nhưng thời đó, người ta cho rằng số 28 là con số không may mắn, con số xui rủi, nên đã thêm 1 ngày thành 29 ngày.

Tháng 2 có 28 ngày gắn liền với yếu tố lịch sử của người làm lịch
Nhưng điều đó đã xảy ra một số vấn đề:
- Lịch này không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi mặt trăng, theo thời tiết mùa. Thế nên người La Mã lại quyết định cứ 2 năm thì đưa vào thêm 1 tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng 2 (những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày).
- Phân bổ ngày trong tháng gặp vấn đề: Người La Mã xưa xem số lẻ là may mắn, số chẵn là xui rủi. Thế nên hoàng đế Pompilius đã tìm cách phân bổ để hầu hết các tháng trong năm sở hữu số ngày lẻ (29 và 31 ngày). Thế nhưng để một năm đủ 355 ngày thì vẫn cần 1 ngày có số chẵn nên có lẽ vì thế mà tháng 2 vẫn có 28 ngày. Hơn nữa vì tháng 2 thường là tháng mà Roma tổ chức các lễ nghi liên quan đến sự chết chóc.
Đến khoảng năm 45 TCN thì Julius Caesar là người thay đổi hệ thống lịch giữ nguyên 12 tháng trong năm và thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời (chu kỳ vị trí của mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời vì thời đó người ta không biết trái đất có quỹ đạo quanh mặt trời).
Tại sao có năm nhuận tháng 2 lại 29 ngày?
Theo nhiều tài liệu cho rằng chínhCaesar là người đặt ra quy định 4 năm một lần lại cộng thêm 1 ngày vào tháng 2. Điều đó giúp cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của trái đất quanh mặt trời hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày.
Có thông tin cho rằng lúc đầu chính Caesar cũng để tháng 2 có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm 1 ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác.
Thế nhưng sau đó khi đặt tên, ngày thứ 29 của tháng 2 được chuyển sang tháng 8 do tháng 8 (August) được đặt theo tên của Augustus (Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã). Việc này nhằm mục đích cho tháng 8 có độ dài tương đương với tháng 7 (July) đặt theo tên của Julius Caesar.
Sau nhiều lần hoàn thiện lịch La Mã thì trở thành lịch dương ngày này. Tuy nhiên người làm lịch vẫn chia các tháng giữ nguyên tháng 2 ít ngày để tôn trọng lịch sử. Quy ước này cũng không ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.