Mới đây, dư luận Nhật đã vô cùng xôn xao trước đề xuất của một chính trị gia Nhật Bản về việc binh lính Mỹ tại Nhật Bản sẽ được phép qua lại với những cô gái ở nhà thổ, nếu điều đó có thể ngăn chặn nạn hiếp dâm nhằm vào các phụ nữ bản địa.
Đề xuất táo bạo này là của ông Toru Hashimoto, thị trưởng thành phố Osaka, người vừa khiến giới truyền thông dậy sóng khi tuyên bố, việc sử dụng nô lệ tình dục trong thời chiến là hoàn toàn cần thiết.
Phát ngôn gây tranh cãi của Hashimoto được đưa ra trong bối cảnh dư luận Nhật Bản hiện vô cùng phẫn nộ trước việc nhiều phụ nữ nước này bị binh sĩ Mỹ, những người đang đóng quân tại các căn cứ ở quốc đảo, lạm dụng và cưỡng bức.
Mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh đề xuất này, ủng hộ có, phản đối cũng không ít nhưng hầu hết tất cả đều nhận thấy đề suất này có mục đích rất văn minh.
Nhà thổ ở Nhật Bản được chia làm hai loại, hợp pháp và bất hợp pháp. Ảnh minh họa: Uchujin |
Binh lính dù sao đi nữa vẫn là những con người, chính vì vậy việc có nhu cầu tình dục, sinh lý và muốn được thỏa mãn cũng là nhu cầu chính đáng.
Hơn nữa, tại Nhật Bản ngành công nghiệp tình dục mà cụ thể là mại dâm cũng rất phát triển, đem lại khoảng 2.300 tỷ yen (24 tỷ USD) mỗi năm. Trên thực tế, ngày càng có nhiều nữ sinh Nhật bán mình để giải trí và kiếm thêm tiền tiêu vặt trong một xã hội chạy theo hình thức bề ngoài và có chi phí sinh hoạt thuộc hàng cao nhất thế giới.
Vừa có nhu cầu, lại vừa có khả năng cung cấp, đây rõ ràng là điều kiện hoàn toàn thuận lợi cho đề xuất tăng gái gọi phục vụ binh lính Mỹ.
Sự văn minh không chỉ thể hiện ở mục tiêu của đề xuất là thỏa mãn nhu cầu sinh lý của con người, để con người có thể người hơn mà đề suất này còn hướng đến việc xử lý tình trạng hiếp dâm phụ nữ Nhật của binh lính Mỹ một cách triệt để.
Như một gái cô gái gọi ở thành phố Naha, thủ phủ tỉnh Okinawa, nơi tập trung rất nhiều căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản đã bình luận về đề xuất mới nhất của ngài thị trưởng: "Hashimoto luôn giải quyết rắc rối theo cách mà những chính trị gia khác chỉ muốn tránh xa. Và đó chính là nét đặc trưng nhất của ông ấy".
Rõ ràng, không lựa chọn những cách thức như các lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam xử lý các vấn đề khó quản lý bằng việc cấm đoán, đề xuất của nghị sĩ Nhật cho thấy cách giải quyết vấn đề được đưa lên một tầm cao mới, nhìn thẳng vào thực tế là nhu cầu rất lớn của binh sĩ để đưa ra những biện pháp thỏa mãn nhu cầu.
Trên thực tế ở Việt Nam nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực châu Á nói chung, hoạt động mại dâm là trái pháp luật và bị cấm tuyệt đối. Có nhiều ý kiến cho rằng việc cấm các hình thức mại dâm hiện nay ở các nước là vì các cơ quan chức năng không dám đối mặt với thực tế, sợ việc quản lý sẽ vướng phải nhiều rắc rối chính vì vậy mà lựa chọn giải pháp an toàn là cấm đoán.
Hơn nữa, việc cấm đoán này cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến việc số lượng các vụ hiếp dâm ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, năm 2011 cho thấy, cả nước có 1.453 trẻ bị xâm hại tình dục, tính trung bình 5 năm gần đây thì mỗi năm có khoảng gần 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Trong đó, riêng số vụ hiếp dâm trẻ em lên tới 80%. Nhiều vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng như: Hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ dưới 5 tuổi, cha dượng cưỡng hiếp con, thầy giáo xâm hại tình dục học trò nhiều lần…. Đáng lưu ý là, riêng 6 tháng đầu năm 2012, số vụ xâm hại tình dục trẻ em đã tăng 5% so với năm ngoái, với 621 vụ bị phát giác và xử lý.
Từ đề xuất văn minh của Nhật về việc đáp ứng như cầu sinh lý của binh lính bằng việc tăng cường gái gọi để giảm nạn hiếp dâm phản ánh việc các cơ quan chức anwng đang đối mặt để giải quyết tân gốc vấn đề, không cấm được thì mở để quản lý tốt hơn, phải chăng việt Nam cũng nên tham khảo để có thể áp dụng hình thức này?
- An Khanh (Tổng hợp)
[links()]