Ảnh nóng)-Sau những lời truyên bố trắng trợn về việc mời thầu 9 lô dầu khí thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam, mới đây hải quân Trung Quốc còn ngang nhiên điều động một biên đội tầu hải giám xâm phạm chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo đó, một đội tầu gồm 4 chiếc hải giám đã được điều động từ đảo Hải Nam đi vào biển Đông từ ngày 26/6/2012 |
Các tàu này tới đảo Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (trong khi người Trung Quốc gọi là đảo Hoa Dương) |
Đội tầu trên đã tiến hành tuần tiễu khá lâu trong khu vực biển này |
Sự hiện diện của đội tàu hải giám Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa diễn ra trong bối cảnh Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa ngang nhiên chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị." |
Trung Quốc liên tiếp o ép các quốc gia có chung tranh chấp trên biển Đông thời gian gần đây |
Tầu hải giám luôn là con bài xuất trận trong những lần tranh chấp này |
Rõ ràng việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác đáng bị cộng đồng quốc tế lên án... |
Trước những vụ việc này, đại diện Việt Nam đã khẳng định hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông. |
Hải giám (Marine Surveillance) là một trong 5 tổ chức hành pháp liên quan tới biển được Trung Quốc thành lập vào năm 1998. |
Đó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm hoạt động trên các vùng nước không thuộc lãnh thổ lãnh hải Trung Quốc, ở những nơi mà Trung Quốc đơn phương tự cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. |
Trước đây đã rất nhiều lần tầu hải giám Trung Quốc tiến sát tới các mỏ dầu khí thuộc quyền quản lý của Việt Nam trên biển Đông |
Hành động mang tính khiêu khích này thường được Trung Quốc áp dụng |
Sau nhiều lần phía Việt Nam tiến hành xua đuổi thì tầu hải giám Trung Quốc mới chịu dời đi |
Giờ đây không chỉ cản trở và gây nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trên biển mà Trung Quốc còn ngang nhiêm xâm phạm chủ quyền Trường Sa, một hành động không thể xem thường. Trong chuyến tuần tra lần này ngoài tầu hải giám Trung Quốc còn có trực thăng hộ tống |
Hình ảnh một chiếc trực thăng quan sát hạ cánh trên tầu hải giám |
Những hành động trên của Trung Quốc tại biển Đông đang bị cộng đồng quốc tế và bản thân các quốc gia có tranh chấp lên án mạnh mẽ, nhưng rõ ràng Trung Quốc đang không cho thấy thiện chí đàm phán của mình... |