Bỏ qua những yếu tố về chuyên môn và những điều khác thì sự thiếu nhân văn trong cách loại thí sinh và thiếu công bằng với công sức các bé bỏ ra chính là những điều khiến công chúng đang mất dần thiện cảm với chương trình này.
The Voice Kids, chương trình âm nhạc dành cho các bé thiếu nhi đang rất được yêu thích đã bắt đầu bước vào vòng đối đầu. Tuy nhiên, điều mà người hâm mộ chú ý sau đêm thì đầu tiền không phải là những màn đối đầu của các em nhỏ mà là tính nhân văn và công bằng của các HLV dành cho các thí sinh của mình.
Ngay từ khi chương trình chuẩn bị lên sóng, công chúng đã từng nghi ngại về tính nhân văn của chương trình khi để các em nhỏ bước vào cuộc đua, đối đầu không phù hợp với lứa tuổi của các bé. Và điều gì lo lắng đã phải đến, khi chương trình thực sự khiến cả công chúng lẫn đa phần các em nhỏ phải chạnh lòng.
The Voice Kids thiếu nhân văn và không công bằng trong vòng đối đầu. |
Nếu như chương trình đưa ra lý do loại hai để các em nhỏ bớt buồn hơn khi cùng bị loại trong màn đối đầu thì điều này thực sự không làm thỏa mãn công chúng. Thay vì thi hai loại một như The Voice, The Voice Kids lại đi theo cách thi đấu mới. Vòng thi này, mỗi HLV sẽ chọn ra ba thí sinh và bước vào màn thi đấu trên sân khấu trước các HLV lẫn công chúng để chọn ra một người chiến thắng, hai em nhỏ không may mắn sẽ cùng nhau ra về.
Và quả thực, việc loại hai chọn một thay vì khiến thí sinh bớt buồn đi thì nó sẽ khiến cả hai thí sinh đều buồn. Thay vì chỉ để một bé phải buồn khi rời khỏi cuộc chơi thì việc cả hai bé đều buồn khi thua cuộc có phải là "ít nhân văn" hay không. Nhìn gương mặt các bé lúc rời khỏi cuộc thi hẳn nhiều khán giả sẽ phải lắc đầu buồn cho các em khi phải cạnh tranh, đấu đá ngay từ khi còn nhỏ.
Không chỉ thiếu nhân văn với các bé mà các HLV của The Voice Kids còn thể hiện nhiều việc không công bằng và có ý thiên vị rõ rệt với các bé thí sinh. Nhiều phần trình diễn dường như chỉ "lấy lệ" khi mà các HLV đã định sẵn người chiến thắng khi chọn bài hát và điều đó quả thật quá bất công với các bé còn lại.
Ngay trong màn trình diễn đầu tiên, Thanh Bùi đã chọn một bài hát khá khó và sẽ là ưu thế cho các thí sinh lớn hơn. Và trong ba thí sinh, Thảo Linh rõ ràng là thí sinh nhỏ hơn hẳn và màn trình diễn của em cũng không bằng được Song Vũ, Hoàng Anh khi bài hát này quá "lớn" so với độ tuổi của em.
Trong đội Hiền Thục, nữ ca sĩ này cũng chọn một bài hát tiếng Anh cho các thí sinh trong đội của mình. Và trong ba thí sinh được chọn cho màn tranh đấu này, ai cũng có thể dự đoán trước được người chiến thắng vì cô bé Linh Lan đã thể hiện khả năng hát tiếng Anh hoàn hảo của mình từ vòng trước.
Vậy là, ngay từ khi cuộc đấu còn chưa diễn ra thì khán giả đã biết ai là người được HLV nhắm tới. Với chương trình dành cho người lớn thì điều đó sẽ không có gì đáng nói nhưng đây lại là một chương trình dành cho thiếu nhi thì liệu có công bằng với công sức và tình cảm của các bé không?
Dù dụ dỗ các bé thí sinh hết sức tình cảm và ngọt ngào nhưng các HLV này thiên vị và không công bằng với các bé. Dù là chương trình dành cho thiếu nhi nhưng The Voice Kids vẫn không khiến cho khán giả khỏi lo lắng về cách đối xử với các bé thiếu nhi mà Đồ rê mí trước đó từng diễn ra.
Bỏ qua những yếu tố về chuyên môn và những điều khác thì sự thiếu "nhân văn" trong cách loại thí sinh và thiếu công bằng với công sức các bé bỏ ra chính là những điều khiến công chúng đang mất dần thiện cảm với chương trình này.
- Mia