Có một bộ phim Mỹ, tựa là The Life of David Gale, kể về một giáo sư luật hăng hái đấu tranh kêu gọi bỏ án tử hình, bởi theo ông đấy không phải là hình phạt thích đáng, cũng như hàm chứa rủi ro về oan sai. Thế nhưng, một thời gian sau, ông ta mất gia đình, sự nghiệp, danh tiếng vì bị kết tội là thủ phạm của vụ án hiếp-giết một cô gái - là người bạn thân, người đồng chí của mình trong phong trào chống án tử hình. Trong thời gian ở tù chờ án tử, ông kể câu chuyện cho một nữ phóng viên, với hy vọng cô ta sẽ tìm cách minh oan cho mình. Thế nhưng, khi cô phóng viên có cuốn băng mô tả cảnh cô gái kia tự sát, thì vị giáo sư đã bị thi hành án tử. Nhưng đó chỉ là nửa sự thật, một sự thật khác ở kết phim, có một cuốn băng khác được gửi cho cô phóng viên, cho biết câu chuyện này do chính vị giáo sư và cô bạn cùng lên kịch bản để thực hiện. Họ hy sinh tánh mạng của mình, để chứng minh rằng, dẫu chứng cứ là hoàn hảo, nhưng oan sai vẫn có thể xảy ra.
Sinh viên tình nguyện trong mùa thi không chỉ hỗ trợ thí sinh mà còn sẵn sàng giúp đỡ nhiều người khác khi cần. |
Thế nào là cản trở tác nghiệp báo chí?
Cách đây hai ngày, một tờ báo lớn giựt tít Tình nguyện viên tiếp sức mùa thi bá đạo nhất Sài Gòn, với nội dung kể chuyện một bạn sinh viên tình nguyện đòi coi thẻ phóng viên mới cho chụp hình, cản trở việc tác nghiệp báo chí, bài báo kèm theo clip ghi lại cảnh cô phóng viên đó hỏi quay bạn này xung quanh chuyện chụp hình theo ý đồ của mình. Rõ ràng, nếu theo nội dung clip, thì tình nguyện viên kia lịch sự, kiên nhẫn giải thích (nhưng cũng lộ sự ngu ngơ) cho cô phóng viên về lý do tại sao phải coi thẻ phóng viên mới cho chụp hình. Bài báo có hơn 35 comment, nhưng đa số "ném đá" tình nguyện viên kia, đại loại là làm phách, không biết luật… Và sau đó, đại diện chương trình Tiếp sức mùa thi lên tiếng, khẳng định tình nguyện viên không có quyền cản trở báo chí tác nghiệp, cũng như thông báo kỹ luật không cho cậu sinh viên đó tiếp tục công tác tình nguyện. Việc tình nguyện viên đó nói không cho chụp hình ở cổng trường là sai, nhưng nó có đúng là hành vi cản trở hoạt động tác nghiệp báo chí hay không? Nếu xem trong clip, thì ngoài việc nói, giải thích, trả lời các câu hỏi của phóng viên, tình nguyện viên kia không có bất kỳ hành vi nào khác.
Việc tình nguyện viên đó nói không cho chụp hình ở cổng trường là sai, nhưng nó có đúng là hành vi cản trở hoạt động tác nghiệp báo chí hay không? Nếu xem trong clip, thì ngoài việc nói, giải thích, trả lời các câu hỏi của phóng viên, tình nguyện viên kia không có bất kỳ hành vi nào khác. |
Xem hết Luật Báo chí, không có bất cứ điều khoản nào định nghĩa cụ thể hoặc liệt kê thế nào là hành vi cản trở hoạt động tác nghiệp báo chí. Trong khoản 1 Điều 7 nghị định 159/2013/NĐ-CP có liệt kê hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên để xử phạt theo khung thấp nhất, nhưng vẫn không định nghĩa thế nào là cản trở trái pháp luật? Ví dụ, một người chụp ảnh công viên, bạn đang rảnh và nói: Này, cô không được chụp hình ở đây! Thế là cô kia xưng danh mình là phóng viên, và lời nói kia là hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên, nên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt bạn. Vậy có được không? Thực tế, nếu để xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hành vi cụ thể của chủ thể, nếu anh ta dùng lời nói đe dọa, ví dụ như: “Nếu cô chụp nữa tôi sẽ đánh cô”, hoặc khi phóng viên chụp ảnh tác nghiệp mà anh ta che ống kính, làm mọi cách để phóng viên không thể tiếp tục công việc thì mới bị xem là cản trở trái pháp luật. Trong khi, nội dung clip mà báo kia đã đăng, cho thấy đó là một cuộc trò chuyện về lý do tại sao phóng viên phải xuất thẻ cho tình nguyện viên khi chụp ảnh cổng trường. Rõ ràng, tình nguyện viên trong câu chuyện chưa thực hiện hành vi cản trở trái pháp luật đối với hoạt động tác nghiệp báo chí. Một số phóng viên báo đài, cũng khẳng định có việc các tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi yêu cầu kiểm tra thẻ phóng viên nhà báo đài khi tác nghiệp. Một bạn tình nguyện viên trả lời báo Mực Tím cũng cho biết: “Tụi em chỉ hỏi thông tin để báo cáo trong buổi họp giao ban về tình hình tại điểm thi thôi. Các anh chị phóng viên tác nghiệp chính thống thì không sao nhưng chỉ sợ những người không phải là phóng viên hoặc phóng viên báo lá cải mình trả lời một đằng họ ghi một nẻo thì không tốt lắm ạ, nhất là khi tụi em còn là sinh viên, nên chị thông cảm khi em hỏi giấy tác nghiệp của chị nghen.” Như vậy, chắc rằng trong nội dung tập huấn đối với các tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi có yêu cầu việc kiểm tra thẻ phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp. Rõ ràng, bạn sinh viên trong clip quá sốt sắng, quá chứng tỏ, và cũng có thể chưa rõ quy định trong tập huấn nên đã yêu cầu phóng viên xuất thẻ khi chụp cổng trường thi.
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể là nạn nhân, có thể là trò cười vì một phút sơ hở, vì chút ngây ngô nào đó trong đời, và có thể từ một khoảnh khắc ứng xử sai trái nào đó. Công tâm mà nói, có nhiều cách để đưa tin, vẫn chuyển tải được nội dung, nhưng không biến nhân vật thành vật tế thần, xả xú páp cho dư luận. |
Cái tâm của người làm báo
Sinh viên tình nguyện mùa thi làm hàng rào điều phối lưu thông. |
Một tin bài, kèm clip với tiêu đề “bá đạo” không thua haivl, và nhiều comment ném đá, liệu đó có phải là mục đích để làm báo, để cảnh tỉnh thái độ ứng xử sai trái của tình nguyện viên kia? Có nhiều ý kiến đồng tình, bởi thói thường chúng ta ghét sự cường hào, cửa quyền, thói quan liêu, ném đá là đúng, ném cho chết luôn cũng đúng… Quay lại bộ phim nêu ở đầu bài viết, vị giáo sư và nạn nhân đã tự sắp đặt kịch bản, cô gái tự sát, còn ông ta chấp nhận án tử, và cô phóng viên “bị” ông ta “lợi dụng” để đưa sự việc ra ánh sáng, nhằm chứng minh án tử vừa rồi là một oan sai. Đó là sự hy sinh có chủ đích, thế nhưng vẫn có điều sai trái, bởi ban đầu vị giáo sư đã khiến cô phóng viên đã tin rằng ông hoàn toàn vô tội, không hề dính dáng bất cứ điều gì đến vụ án hiếp-giết kia. Sẽ là khiên cưỡng, nếu người viết cho rằng nội dung bộ phim cũng giống cái tin bài về một sinh viên tiếp sức mùa thi “bá đạo” nhất Sài Gòn. Nhưng, nó vẫn lấp ló cái gì đó, một sự tương đồng về sự khơi gợi, mở rộng bất kỳ câu chuyện bởi truyền thông. Bởi, bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể là nạn nhân, có thể là trò cười vì một phút sơ hở, vì chút ngây ngô nào đó trong đời, và có thể từ một khoảnh khắc ứng xử sai trái nào đó.
Công tâm mà nói, có nhiều cách để đưa tin, vẫn chuyển tải được nội dung, nhưng không biến nhân vật thành vật tế thần, xả xú páp cho dư luận. Điều đó, tùy thuộc vào cái tâm của người làm báo.
Giành giật nhân tài, Quang Lê có gì mà hèn? Quang Lê đang kinh doanh nghệ thuật, trong khi đấy, Đàm Vĩnh Hưng cũng thế. Vậy mà, Đàm Vĩnh Hưng lại chỉ trích đối thủ của mình là hèn. Vậy hèn là hèn như thế nào? |