Câu nói "Không tiền đừng đến hai nơi, giàu có chớ gặp ba người" không chỉ là một lời nhắc nhở về cách tiêu tiền và giữ tiền, mà còn là lời dặn dò thâm thúy về cách ứng xử, lựa chọn môi trường và con người phù hợp trong từng hoàn cảnh sống.
Không tiền đừng tới 2 nơi
1. Chớ đến nơi ăn chơi xa hoa, cờ bạc đỏ đen
Khi không có tiền, nếu hay đến những nơi hào nhoáng như quán bar, nhà hàng sang trọng, sòng bạc hay các buổi tiệc đắt đỏ dễ khiến bạn cảm thấy tự ti, mặc cảm. Thậm chí, việc vay mượn để "giữ thể diện" trong những môi trường đó có thể đẩy bạn vào cảnh nợ nần, mất kiểm soát tài chính. Người xưa hiểu rõ: Đến những nơi không thuộc về mình dễ sinh tâm đố kỵ, sân si hoặc tự đẩy bản thân vào vòng xoáy tiêu cực.
Không tiền cũng đừng mơ tới những nơi này để kiếm chác vận may đổi đời bởi những nơi đó không mang lại phúc khí, không đảm bảo cho sự giàu lên bền vững. May rủi là nhất thời, giàu có thực sự phải do lao động và trí tuệ, do học hỏi.
Hơn nữa những nơi ăn chơi xa hoa sẽ chỉ càng khiến bạn nghèo hơn và bần hàn hơn. Khi không có tiền thì điều quan trọng là cần chăm chỉ làm ăn, học hỏi và theo những người làm ăn tử tế mới mong có ngày đổi đời, phát lên được.

2. Chớ đến nơi buôn bán, kinh doanh bất chính
Khi không có tiền nhiều người có ham muốn làm giàu. Điều đó là chính đáng. Nhưng nếu không xác định đúng con đường tiến thân sẽ dễ mất cả chì lẫn chài, mãi không khá lên được.
Người xưa cho rằng không tiền mà đến chốn mua bán, chẳng những không thể làm được gì, còn dễ bị lôi kéo vào những món hời tưởng như hấp dẫn. Nhiều người vì ham đầu tư, ham làm giàu nhanh, mà mượn tiền để "nhảy vào" thương trường trong lúc chưa đủ lực, dẫn tới thất bại nặng nề. Câu nói nhắc ta rằng: Muốn bước vào chốn làm ăn, phải có vốn liếng, trí tuệ và bản lĩnh. Không thể "tay không bắt giặc".
Hơn nữa khi không có tiền đừng mơ những điều quá xa mời, đặt mục tiêu quá lớn sẽ không sát thực tế. Bạn cần bình tĩnh đi lên từng bước một. Thế nên đừng mộng cao sang ngay, đừng ham đầu tư lớn ngay, đừng vội vay tiền để đầu tư làm ăn lớn. Hãy cẩn thận đã nghèo còn ôm nợ lãi.
Khi không có tiền thì hãy dùng trí tuệ và sức lực của mình để đi lên, và đi cẩn trọng, không tham lam vội vàng.
Giàu có chớ gặp ba người
1. Người hay vay mượn, sống dựa dẫm
Khi bạn giàu lên, sẽ có những người thân quen tìm đến, mượn tiền rôi có thể không hồi âm. Những kiểu người thích vay mượn sống dựa dẫm thì thường không có ý định làm ăn nghiêm túc mà chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Nếu không tỉnh táo, bạn sẽ trở thành “cái ví không đáy” cho những người sống bám víu, khiến tài sản đội nón ra đi, còn tình nghĩa cũng vì tiền mà đứt đoạn. Do đó hãy tránh xa kiểu người này. Họ không đáng được giúp đỡ.

2. Người đố kỵ, ganh ghét
Khi thành công, bạn sẽ thu hút sự quan tâm của người khác– không chỉ của người ngưỡng mộ, mà còn của kẻ đố kỵ. Những người đố kỵ ghen ghét sẽ tìm cách nói xấu, bôi nhọ hoặc đặt điều để hạ bệ bạn. Càng gần họ, bạn càng dễ bị lôi vào thị phi và mất thời gian vô nghĩa. Người xưa dặn: Khi đang có của, nên giữ mình khiêm nhường, tránh phô trương và tránh tiếp xúc với những kẻ có tâm địa xấu.
3. Người xu nịnh, lợi dụng
Khi có tiền, bạn sẽ không thiếu người tâng bốc, khen ngợi, giả vờ thân thiết. Những người này chỉ muốn lợi dụng bạn, moi móc thông tin hoặc kiếm chác từ các mối quan hệ. Đây là kiểu người nguy hiểm nhất, vì họ khiến bạn lầm tưởng đó là "bạn tốt", nhưng thực chất là "bạn lợi".
Trong xã hội hiện nay, tiền bạc càng trở thành vân đề quan trọng. Nếu không có sự tỉnh táo, ta dễ bị đồng tiền làm mờ mắt, dẫn tới những quyết định sai lầm. Đừng quên lời người xưa rằng:
- Khi chưa có tiền: hãy sống khiêm tốn, chăm học hỏi, tích lũy tri thức và tài chính. Đừng bon chen vào những chốn phù phiếm, đừng tham lam vội vàng mong đổi đời chóng vánh.
- Khi đã có tiền: Có tiền càng phải giữ mình và phải tỉnh táo tránh xa những người tiêu cực, chọn bạn mà chơi, giữ đạo đức trong kinh doanh và khiêm nhường trong ứng xử.
Đời người quan trọng là hãy biết nơi nào nên đến, lúc nào nên tránh, người nào nên thân, kẻ nào nên xa. Đó chính là đạo làm người khôn ngoan, thức thời.
Câu nói "Không tiền đừng đến hai nơi, giàu có chớ gặp ba người" không chỉ là một lời răn dạy về tiền bạc, mà còn là nhắc nhở con cháu về cách sống biết mình, biết người. Tiền là yếu tố quan trọng nên ứng xử đúng khi không tiền và khi có tiền sẽ quyết định cuộc sống của bạn.