Những ai đã ngắm nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp của “siêu mặt trăng” vào hôm 19/3 sẽ có cơ hội được “mãn nhãn” lần 2 vào tối nay (17/4) khi “siêu mặt trăng” thêm 1 lần “tái xuất”.
Siêu mặt trăng tại thủ đô Argentina |
Trước đó trong lần xuất hiện vào ngày 19/3, “siêu Mặt trăng” đã lớn hơn 14% và sáng hơn khoảng 30%. Khi đó trong đêm rằm, nhiều người dân dù không biết đến “siêu Mặt trăng” nhưng cũng rất ngạc nhiên khi nhìn thấy trăng sáng một cách kỳ lạ.
“Siêu mặt trăng” là hiện tượng mặt trăng ở gần trái đất nhất, xảy ra khoảng 18 năm một lần. Vì vậy, vào thời điểm này mặt trăng sẽ sáng và to hơn các lúc khác.
Hiện tượng này được giải thích là do mặt trăng quay quanh trái đất theo hình elip. Vì thế, trong mỗi chu kỳ quỹ đạo, có lúc mặt trăng ở rất xa trái đất (viễn điểm) có lúc lại ở rất gần trái đất (cận điểm) chứ không phải là hiện tượng bất thường.
Sự xuất hiện của “siêu mặt trăng” trong 2 tháng liên tiếp tuy rất hiếm gặp nhưng sẽ không “đem theo” động đất, sóng thần và núi lửa như nhiều lời đồn đoán bởi “siêu mặt trăng” được biết đến là hiện tượng khoa học hoàn toàn bình thường.
tại New York |
tại Đức |
Hình ảnh siêu mặt trăng hôm 19/3 do NASA chụp |
"Siêu mặt trăng" tại Tân Cương |
Siêu mặt trăng trên bầu trời Jerusalem |
Tại London |
tại Bỉ |
- (tổng hợp)