Trung Quốc nhận xằng chủ quyền, Philippines quyết cố thủ

18:46, Thứ năm 23/05/2013

( PHUNUTODAY ) - Trung Quốc và Philippines tranh giành trái phép Bãi Cỏ Mây, báo trước với Mỹ chuyến thăm của Phó nguyên soái Triều Tiên, giấu 1.500 chiến đấu cơ dưới lòng đất...là tin tức thời sự chính ngày 23/5.

(Ảnh nóng) - Trung Quốc và Philippines tranh giành trái phép Bãi Cỏ Mây, báo trước với Mỹ chuyến thăm của Phó nguyên soái Triều Tiên, giấu 1.500 chiến đấu cơ dưới lòng đất...là tin tức thời sự chính ngày 23/5.

Xung quanh vụ việc Trung Quốc và Philippines đang tranh giành trái phép Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, ngày 23/5 Hồng Lỗi - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại lên tiếng nhận xằng cái gọi là
Xung quanh vụ việc Trung Quốc và Philippines đang tranh giành trái phép Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, ngày 23/5 Hồng Lỗi - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại lên tiếng nhận xằng cái gọi là "chủ quyền" đối với Bãi Cỏ Mây cũng như toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Hồng Lỗi chính thức bác kháng nghị của Bộ Ngoại giao Philippines về việc 1 chiến hạm 3 tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm trái phép Bãi Cỏ Mây, đồng thời khẳng định cái gọi là
Hồng Lỗi chính thức bác kháng nghị của Bộ Ngoại giao Philippines về việc 1 chiến hạm 3 tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm trái phép Bãi Cỏ Mây, đồng thời khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" hết sức phi lý và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Trường Sa trong đó có Bãi Cỏ Mây. Hồng Lỗi khăng khăng hoạt động của các tàu Trung Quốc một cách trái phép, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa là "bình thường".

 

Trong khi tàu chiến, tàu Hải giám Trung Quốc và Philippines xâm nhập trái phép và nằm lỳ ở Bãi Cỏ Mây, Trường Sa của Việt Nam làm căng thẳng phức tạp tình hình, đi ngược lại thỏa thuận giữa các bên không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, Hồng Lỗi lại lên giọng kêu gọi
Trong khi tàu chiến, tàu Hải giám Trung Quốc và Philippines xâm nhập trái phép và nằm lỳ ở Bãi Cỏ Mây, Trường Sa của Việt Nam làm căng thẳng phức tạp tình hình, đi ngược lại thỏa thuận giữa các bên không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, Hồng Lỗi lại lên giọng kêu gọi "các bên" kiềm chế không mở rộng tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông?!

 

Về phía Philippines, tờ Manila Bulletin ngày 23/5 dẫn nguồn AFP nói rằng Philippines vẫn đang duy trì một số ít lính thủy quân lục chiến cố thủ (trái phép) trên xác một chiếc tàu đổ bộ cũ Philippines mua của Mỹ và cố tình đánh chìm tại Bãi Cỏ Mây từ năm 1990 nhằm
Về phía Philippines, tờ Manila Bulletin ngày 23/5 dẫn nguồn AFP nói rằng Philippines vẫn đang duy trì một số ít lính thủy quân lục chiến cố thủ (trái phép) trên xác một chiếc tàu đổ bộ cũ Philippines mua của Mỹ và cố tình đánh chìm tại Bãi Cỏ Mây từ năm 1990 nhằm "chống lại tham vọng của Trung Quốc bành trướng hoạt động kiểm soát (phi pháp) hầu hết Biển Đông".

 

Philippines ngày 23/5 đã ra tuyên bố thề sẽ bảo vệ “những gì thuộc về chúng tôi,” như một phần trong chiến lược chống lại việc các tàu chiến Trung Quốc hiện diện tại Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nhưng hiện do Philippines kiểm soát trái phép). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 23/5 cho biết tàu chiến cùng với hai tàu tuần tra và một tàu đánh cá của Trung Quốc vẫn đang có mặt tại bãi cạn nói trên.
Philippines ngày 23/5 đã ra tuyên bố thề sẽ bảo vệ “những gì thuộc về chúng tôi,” như một phần trong chiến lược chống lại việc các tàu chiến Trung Quốc hiện diện tại Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nhưng hiện do Philippines kiểm soát trái phép). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 23/5 cho biết tàu chiến cùng với hai tàu tuần tra và một tàu đánh cá của Trung Quốc vẫn đang có mặt tại bãi cạn nói trên.

 

Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc có 40 căn cứ không quân dưới lòng đất, chứa ít nhất 1.500 chiến đấu cơ. Theo tờ báo này, hàng chục căn cứ không quân ngầm của Quân đội Trung Quốc chủ yếu được sử dụng để lưu giữ và bảo dưỡng máy bay, cũng như nhiên liệu, đạn dược và các thiết bị sửa chữa khác. Những căn cứ ngầm của Không quân Trung Quốc được xây dựng kiên cố, khó phá hủy. Các nhân viên kỹ thuật có thể sửa chữa máy bay mà không gặp nguy hiểm từ hỏa lực đối phương.
Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc có 40 căn cứ không quân dưới lòng đất, chứa ít nhất 1.500 chiến đấu cơ. Theo tờ báo này, hàng chục căn cứ không quân ngầm của Quân đội Trung Quốc chủ yếu được sử dụng để lưu giữ và bảo dưỡng máy bay, cũng như nhiên liệu, đạn dược và các thiết bị sửa chữa khác. Những căn cứ ngầm của Không quân Trung Quốc được xây dựng kiên cố, khó phá hủy. Các nhân viên kỹ thuật có thể sửa chữa máy bay mà không gặp nguy hiểm từ hỏa lực đối phương.

 

Cũng theo Hoàn Cầu, các căn cứ dưới lòng đất sẽ cung cấp Không quân Trung Quốc lợi thế đáng kể so với Quân đội Mỹ nếu một cuộc chiến xảy ra. Ngoài ra Trung Quốc có gần 2.000 tên lửa đạn đạo đặt dưới căn cứ ngầm với tầm bắn 300-700km nhắm vào căn cứ không quân các nước xung quanh.
Cũng theo Hoàn Cầu, các căn cứ dưới lòng đất sẽ cung cấp Không quân Trung Quốc lợi thế đáng kể so với Quân đội Mỹ nếu một cuộc chiến xảy ra. Ngoài ra Trung Quốc có gần 2.000 tên lửa đạn đạo đặt dưới căn cứ ngầm với tầm bắn 300-700km nhắm vào căn cứ không quân các nước xung quanh.

 

Yonhap ngày 22/5 đưa tin, Trung Quốc đã thông báo trước với Mỹ về chuyến thăm Bắc Kinh tuần này của Choe Ryong-hae, Phó nguyên soái, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, một quan chức Mỹ cho biết. Thông báo này được xem là bất thường đối với Trung Quốc lâu nay vốn có
Yonhap ngày 22/5 đưa tin, Trung Quốc đã thông báo trước với Mỹ về chuyến thăm Bắc Kinh tuần này của Choe Ryong-hae, Phó nguyên soái, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, một quan chức Mỹ cho biết. Thông báo này được xem là bất thường đối với Trung Quốc lâu nay vốn có "truyền thống" kín miệng về các cuộc trao đổi ngoại giao cấp cao với đồng minh Bắc Triều Tiên của mình.

 

Theo Yonhap, các nhà quan sát cho rằng chuyến
Theo Yonhap, các nhà quan sát cho rằng chuyến "đi sứ" lần này của ông Choe dường như nhằm mục đích để "vá lại" quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh được xem là đã có nhiều rạn nứt sau hoạt động phóng tên lửa và thử hạt nhân mới đây của Triều Tiên. Nó cũng có thể là một chuyến đi tiền trạm, mở đường cho chuyến công du tới Bắc Kinh đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kể từ khi nhậm chức.

 

Ngày hôm qua, ông Choe đã có cuộc hội đàm với Vương Gia Thụy, Trưởng ban Quốc tế đối ngoại của đảng Cộng Sản Trung Quốc trao đổi quan điểm về cách thức cải thiện hơn nữa mối quan hệ hữu nghị song phương ở giai đoạn mới, tầm cao mới - KCNA đưa tin cho biết. Đặc phái viên của Bắc Triều Tiên có thể sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để trực tiếp truyền đạt một thông điệp từ nhà lãnh đạo Kim Jong Un - theo NHK.
Ngày hôm qua, ông Choe đã có cuộc hội đàm với Vương Gia Thụy, Trưởng ban Quốc tế đối ngoại của đảng Cộng Sản Trung Quốc trao đổi quan điểm về cách thức cải thiện hơn nữa mối quan hệ hữu nghị song phương ở giai đoạn mới, tầm cao mới - KCNA đưa tin cho biết. Đặc phái viên của Bắc Triều Tiên có thể sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để trực tiếp truyền đạt một thông điệp từ nhà lãnh đạo Kim Jong Un - theo NHK.

 

Nhóm phóng viên Thời báo Hoàn Cầu tháp tùng ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc đi thăm Pakistan ngày 23/5 cho biết, chính quyền nước sở tại đã chào đón tân Thủ tướng Trung Quốc với nghi thức cực kỳ trọng thị và đảm bảo an ninh vô cùng nghiêm ngặt.
Nhóm phóng viên Thời báo Hoàn Cầu tháp tùng ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc đi thăm Pakistan ngày 23/5 cho biết, chính quyền nước sở tại đã chào đón tân Thủ tướng Trung Quốc với nghi thức cực kỳ trọng thị và đảm bảo an ninh vô cùng nghiêm ngặt.

 

Pakistan đã điều động 6 chiếc chiến đấu cơ JF-17, sản phẩm hợp tác giữa Islamabad với Bắc Kinh ra tận biên giới đón và hộ tống chuyên cơ chở Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc. Tổng thống và Thủ tướng Pakistan thân hành dẫn một đoàn quan chức cấp cao ra tận sân bay đón ông Cường, tờ Hoàn Cầu cho biết.
Pakistan đã điều động 6 chiếc chiến đấu cơ JF-17, sản phẩm hợp tác giữa Islamabad với Bắc Kinh ra tận biên giới đón và hộ tống chuyên cơ chở Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc. Tổng thống và Thủ tướng Pakistan thân hành dẫn một đoàn quan chức cấp cao ra tận sân bay đón ông Cường, tờ Hoàn Cầu cho biết.

 

Để đảm bảo an ninh trong 2 ngày diễn ra chuyến công du của Lý Khắc Cường, Pakistan đã quyết định tắt sóng di động tại thủ đô Islamabad một khoảng thời gian hôm 22/5 và các vùng phụ cận để tránh bị các phần tử khủng bố có vũ trang có thể lợi dụng sóng điện thoại thực hiện các vụ tấn công đúng lúc Thủ tướng Trung Quốc đang có mặt ở Islamabad. (Tổng hợp từ TPo, GDVN, Vietnam +)
Để đảm bảo an ninh trong 2 ngày diễn ra chuyến công du của Lý Khắc Cường, Pakistan đã quyết định tắt sóng di động tại thủ đô Islamabad một khoảng thời gian hôm 22/5 và các vùng phụ cận để tránh bị các phần tử khủng bố có vũ trang có thể lợi dụng sóng điện thoại thực hiện các vụ tấn công đúng lúc Thủ tướng Trung Quốc đang có mặt ở Islamabad. (Tổng hợp từ TPO, GDVN, Vietnam +)

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc