Truyền thuyết bí ẩn xoay quanh về Vạn Lý Trường Thành

20:00, Thứ hai 21/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ngoài kiến trúc hùng vĩ, có giá trị lịch sử, xung quanh Vạn Lý Trường Thành tồn tại rất nhiều truyền thuyết kì lạ.

Vạn Lý Trường Thành được coi là công trình biểu tượng của quốc gia và văn hóa Trung Quốc. Nhiều câu chuyện và truyền thuyết thú vị về công trình này đã hình thành trong quá trình xây dựng và được truyền lại qua nhiều triều đại. Chính những truyền thuyết này đã thu hút nhiều du khách tới thăm quan tường thành dài nhất thế giới.

Đài Ly Sơn

Vào thời Tây Chu, nhà vua vô cùng sủng ái một mỹ nhân tên là Bao Tự, tuy nhiên nàng không bao giờ nở nụ cười. Quanh đất nhà Chu vốn xây nhiều tháp dầu gọi là đài Ly Sơn để khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu.

Truyền thuyết bí ẩn xoay quanh về Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành 

Để làm nàng cười, một vị quan hiến kế đốt lửa cho chư hầu đến. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả.

Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. Sau đó, khi quân địch xâm lược thật sự, vua đốt tháp để cầu cứu nhưng các nước chư hầu không ai tới vì họ đã bị đánh lừa, khiến nhà Chu sụp đổ.

Kim Đường

Cách Bắc Kinh 60 km về phía bắc, một đoạn Trường Thành được đặt tên là Huang Hua Cheng (tạm dịch “Hoàng Hoa Đài”, tức pháo đài hoa vàng) do vào mùa hè, toàn bộ khu vực phủ kín bởi hoa màu vàng. Hoàng Hoa Đài bắt đầu được xây dựng vào năm 1575 vào thời nhà Minh và do tướng Cai Kai phụ trách. Trương truyền, họ mất nhiều năm để hoàn tất đoạn Trường Thành này. Khi tướng Cai Kai về kinh thành báo cáo với hoàng đế, một số vị đại thần ghen ăn tức ở đã tâu với hoàng đế rằng tướng Cai Kai tiêu tốn quá nhiều tiền và chất lượng của đoạn thành rất tệ. Hoàng đế tức giận tới mức ra lệnh xử tử tướng Cai ngay lập tức.

Truyền thuyết bí ẩn xoay quanh về Vạn Lý Trường Thành

Đoạn Hoàng Hoa Đài trên Trường Thành

Một thời gian sau, hoàng đế cử một người tin cẩn tới kiểm tra đoạn thành tướng Cai đã xây. Người đó trở về báo rằng đoạn Hoàng Hoa Đài rất vững chắc và được xây dựng công phu. Hối hận vì đã quá nóng vội gây ra cái chết của tướng Cai, hoàng đế cử người xây dựng lăng mộ và tượng đài để tưởng nhớ vị tướng trung thành. Hoàng đế cũng viết hai chữ "Jin Tang" (tạm dịch “Kim Đường” - nghĩa là vững chắc và bền bỉ) và lệnh cho người khắc lên một tảng đá lớn phía dưới chân thành. Do đó đoạn thành này còn được gọi là Kim Thành.

Gia Dục quan

Gia Dục quan là một cửa ải ở cực tây của Vạn Lý Trường Thành. Khi xây dựng tòa thành này, kiến trúc sư Yi Kaizhan vào thời nhà Minh đã tính toán rằng sẽ cần 99.999 viên gạch. Viên quan cai quản không tin điều này và tuyên bố nếu dư dù chỉ 1 viên, ông và công nhân của mình sẽ bị trừng phạt. Sau khi xây xong, có một viên gạch còn xót lại và viên quan cai quản định trừng phạt tất cả. Tuy nhiên, Yi Kaizhan nói rằng viên gạch này là do thần tiên đặt, chỉ cần di chuyển là thành sẽ sụp đổ. Cho tới nay, vì lo sợ lời của Yi Kaizhan, viên gạch vẫn còn được giữ nguyên vị trí ở Gia Dục quan.

Pháo đài Xifeng Kou (tạm dịch “Cuộc hội ngộ hạnh phúc”)

Lính canh Vạn Lý Trường Thành phải làm nhiệm vụ quanh năm. Điều đó khiến không chỉ bản thân họ mà gia đình và người thân của họ buồn phiền. Một người lính trẻ tới bảo vệ lãnh thổ phía bắc của Trung Quốc dọc Trường Thành đã nhiều năm và không được nghỉ phép. Anh chỉ có người cha già đang sống một mình tại quê hương.

Người cha đã rất già và sợ rằng sẽ không bao giờ gặp lại con. Do đó, ông đã tới khu vực con trai làm nhiệm vụ để gặp con, có thể là lần cuối. Khi tới pháp đài, ông tình cờ gặp lại con mình. Anh cũng nhận ra ông, hai người ôm nhau vừa khóc vừa cười. Điều bất ngờ là cả hai đều chết ngay tại chỗ gặp gỡ. Để tưởng nhớ hai cha con, pháo đài nơi họ gặp nhau được đặt tên là Xifeng Kou (“Cuộc hội ngộ hạnh phúc”). Họ là đại diện cho hàng ngàn người lính và gia đình đã phải xa nhau.

Mạnh Khương Nữ tìm chồng

Đây là câu chuyện nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất trong số các truyền thuyết về Vạn Lý Trường Thành. Truyện diễn ra vào thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên). Phạm Hỷ Lương, chồng Mạnh Khương Nữ, bị triều đình bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đến mùa đông, nàng đan áo cho chồng và đã lặn lội tìm chồng để trao áo.

Truyền thuyết bí ẩn xoay quanh về Vạn Lý Trường Thành

Tượng Mạnh Khương Nữ tìm chồng

 

Mạnh Khương Nữ đã đi khắp theo chiều dài của Trường Thành, hỏi thăm nhiều người và cuối cùng nhận được hung tin chồng bị chết vùi thây dưới Trường Thành. Nàng đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước hòa lẫn máu. Tiếng khóc của nàng vang xa 800 dặm Trường Thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Nàng an táng cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Ngày nay, tại quận Sơn Hải Quan, tỉnh Hà Bắc có miếu thờ Mạnh Khương Nữ. Câu chuyện này đã được kể lại trong sách vở, các bài hát dân gian và các vở kịch truyền thống. Hầu như người Trung Quốc nào cũng biết câu chuyện này.

 

7 hiện tượng lạ lùng không thể giải thích bằng khoa học
7 hiện tượng lạ lùng không thể giải thích bằng khoa học
(Khám phá) - (Phunutoday) - Theo Tạp chí khoa học LiveScience, hiện vẫn còn nhiều hiện tượng bí ẩn chưa được khoa học giải thích một cách trọn vẹn.

 

Những ngôi chùa cầu tài nổi tiếng ở Việt Nam, đã cầu là có lộc
Những ngôi chùa cầu tài nổi tiếng ở Việt Nam, đã cầu là có lộc
(Khám phá) - (Phunutoday) - Đền Bà Chúa Kho, chùa Hương, Bái Đính,… là những ngôi đền, chùa cầu may, cầu tài lộc linh thiêng được coi là nơi “cầu là được, ước là thấy”.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thu
TIN MỚI CẬP NHẬT