Chen lấn hôi dưa, sẵn sàng cướp bia hay tranh nhau cướp lợn khi chủ nhân của những xe hàng này gặp nạn, vơ vét đồ cổ của một con tàu bị đắm đến việc các 'ông lớn' xăng dầu chây ì thuế ăn gian xăng dầu... một lần nữa minh chứng cho thói cơ hội, bất chấp tất cả để đoạt được tài sản của người khác.
Ngày 8/9, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã có mặt tại khu vực biển Vũng Tàu, thuộc thôn Châu Thụân, xã Bình Châu, phát hiện hàng chục tàu thuyền tổ chức lặn tìm cổ vật gốm, sứ trong chiếc tàu gỗ bị chìm đắm dưới đáy biển. Do tàu bị đắm hàng trăm năm, quá trình cát vùi lấp tàu gỗ nên nhiều tàu sử dụng máy hút cát để thuận tiện lấy cổ vật. Cùng với đó hàng chục thợ lặn moi móc trong khoang tàu lấy cổ vật. |
Trong tích tắc, vùng biển ở làng chài Châu Thuận trở thành một công trường. Máy móc, ghe tàu, đồ nghề lặn và chi chít người bủa vây quanh xác tàu đắm để “luộc” cổ vật. Lần lượt rất nhiều cổ vật toàn bằng gốm sứ như chén, bát, đĩa,… được người dân “tậu” được dưới biển. |
Do nhiều người tranh thủ mò lặn cùng nhiều máy hút cát hoạt động tối đa trước khi cơ quan chức năng phát hiện, hàng trăm đồ gốm, sứ trong tàu gỗ bị vỡ trước khi đưa lên bờ. |
"Lúc đó ai cũng tranh nhau lấy. Máy sục cát làm nước đục ngầu nhưng hàng trăm con người bấu víu vào một góc nhỏ của biển nơi có xác tàu chìm để tranh nhau lặn lấy cổ vật gây nên cảnh hỗn loạn. Giành nhau tới nỗi chửi bới nhau. Lặn xuống nước thì xô đẩy nhau. Ai nhặt được đồ vật có giá trị thì bị chụp giật. Tranh giành không được thì có người tức quá còn đập bể cổ vật tìm được của người khác. Rất nhiều đồ vật có giá trị đã bị đập bể". - Một người dân chứng kiến chia sẻ với báo chí. Tàu thuyền và ngư dân vây quanh nơi chiếc tàu cổ bị đắm có chứa nhiều cổ vật |
Thậm chí người dân địa phương còn la ó, phản ứng vì việc cơ quan chức năng tịch thu cổ vật người dân lấy trái phép ở con tàu. Người dân trực chờ để hôi đồ cổ |
Mặc dù lực lượng Công an đã vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu không được xâm phạm trái phép cổ vật, nhưng không ít ngư dân “liều mạng” lặn tìm rồi mang cổ vật chạy thẳng ra biển lẩn trốn, bị lực lượng chức năng truy xét đã tẩu tán cổ vật. Theo ước tính, con tàu bị đắm có bảy buồng cổ vật, xếp ở bốn tầng. Con tàu hiện đã bị dân lặn dùng máy sục cát sâu đến 2m để lấy cổ vật.. Mặc dù lực lượng Biên phòng, Công an bảo vệ, trong tối ngày 8/9, nhiều tàu thuyền vẫn lảng vảng khu vực tàu cổ đắm. |
Đây không phải là lần đầu tiên tình trạng hôi của diễn ra một cách ngang nhiên như thế, trước đó hẳn chúng ta còn nhớ hàng chục người dân từ già, trẻ, gái, trai đã đổ xô ra hôi dưa hấu của một chiếc xe tải chạy hướng Vinh - Hà Nội bị va quệt nên lật nhào, nằm chắn trên đường quốc lộ. |
Thậm chí nhiều người đang trên đường đi làm cũng tranh thủ xuống nhặt. |
Không chỉ có vậy, liên tiếp những vụ hôi của vô cảm diễn ra càng khiến người ta kinh ngạc về sự thạo nghề cướp đường của dân ta. Hình ảnh hàng ngàn người đổ ra đường nhặt bia trong vụ tai nạn diễn ra tại cầu Bến Thủy, Nghệ An vào ngày 26/1 năm ngoái gây bất bình dư luận. |
Công khai và ngang nhiên hơn là sự việc người dân tụ tập, hùa nhau bắt lợn chạy rông hoặc tử nạn vì chiếc xe của tài xế Vũ Văn Sơn (SN 1972, trú Thanh Hóa) điều khiển bị gãy nhíp, lật chỏng chơ giữa đường, (đoạn qua xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên - Nghệ An) đầu tháng 5/2012. Điều đó một lần nữa đã chứng tỏ sự thạo nghề cướp đường của dân ta. |
Mới đây nhất, vào đầu tháng 9/2012, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết khoảng 545 nghìn tấn (527 triệu USD) xăng dầu tạm nhập trong 6 tháng đầu năm 2012 không tái xuất mà có dấu hiệu tiêu thụ nội địa nhằm ăn gian thuế. (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, lô hàng do Công ty xăng dầu Hàng không VN mua từ Singapore và bán cho Công ty TNHH Hồng Phát khai báo hải quan theo hình thức tạm nhập tái xuất. Các giấy tờ tạm nhập tái xuất đều do Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam đảm nhận, theo thủ tục thì lô hàng trên sẽ xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi rời cảng, các thành viên tàu Giang Châu tự ý phá kẹp chì niêm phong hải quan và chuyển hàng qua cho tàu Việt Nam tiêu thụ trong nước. Bằng chiêu thức này nếu trót lọt, các đối tượng trong đường dây không phải đóng thuế và sẽ thu lợi hơn 10 tỉ đồng tiền chênh lệch mỗi chuyến. |
Bằng chiêu thức này nếu trót lọt, các đối tượng trong đường dây không phải đóng thuế và sẽ thu lợi hơn 10 tỉ đồng tiền chênh lệch mỗi chuyến. Theo ông Cẩn, nguyên nhân để cho các thương nhân lợi dụng để hợp thức hoá hàng tạm nhập tái xuất xuất phát từ chính sách quy định của Bộ Công Thương. Cụ thể, hàng tạm nhập sẽ lưu tại cảng 120 ngày, được gia hạn hai lần. mỗi làn tối đa 30 ngày, tính ra một lô hàng thường lưu lại 180 ngày. Đây là kẽ hở để cho các thương nhân có thời gian lách luật. Có thể khẳng định đây là kiểu cướp tinh vi nhất, khôn khéo nhất của người Việt chúng ta khiến thế giới phải nghiêng mình. |
Không chỉ có vậy, thuế nhập khẩu xăng dầu được tính ở thời điểm nhập về khi mở tờ khai hải quan. Do đó, nếu thuế nhập khẩu tăng lên, DN chuyển một lượng lớn xăng dầu tạm nhập sang bán ở trong nước thì sẽ ăn được chênh lệch thuế khá lớn. Nếu một lô hàng nhập thời điểm 21/6, thuế xăng mới 10% nhưng nếu chuyển sang tiêu thụ nội địa sau ngày 3/7 khi thuế nhập khẩu xăng tăng lên 12% thì DN đã ăn chênh lệch 2%. Bởi khi tính giá cơ sở, các DN và và Bộ Tài chính vẫn tính mức thuế 12%, đẩy chi phí giá lên cao. Đó là cách lách thuế, "dỡn" luật mà chỉ cần một chiêu trò nhỏ, kẻ cướp đã có trong tay hàng chục tỷ đồng. (Ảnh minh họa) |