Tuyệt đỉnh công phu má hồng và mắt biếc

07:21, Thứ sáu 11/03/2011

( PHUNUTODAY ) - Trên trán họ vẽ hình trăng lưỡi liềm hoặc cánh hoa. Những hình trăng lưỡi liềm này được tạo từ lông vũ của chim, vỏ sò, vàng lá nguyên chất hoặc tô bằng phẩm màu.

Trên trán họ vẽ hình trăng lưỡi liềm hoặc cánh hoa. Những hình trăng lưỡi liềm này được tạo từ lông vũ của chim, vỏ sò, vàng lá nguyên chất hoặc tô bằng phẩm màu.

Thiếu nữ thời Đường ở xứ Trung Hoa nổi tiếng với những kiểu trang điểm khuôn mặt rất công phu, kỹ lưỡng. Trước tiên, họ bắt đầu với việc đánh phấn trắng cả khuôn mặt.

Trên trán họ vẽ hình trăng lưỡi liềm hoặc cánh hoa. Những hình trăng lưỡi liềm này được tạo từ lông vũ của chim, vỏ sò, vàng lá nguyên chất hoặc tô bằng phẩm màu. Ở hai bên góc mắt, họ tô viền màu đỏ kéo dài đến má ngụ ý màu của bình minh.
 
Mô tả ảnh.
Ảnh: Internet
Hoa ngời trên trán

Kiểu trang điểm hoa văn trên trán khởi nguồn từ câu chuyện của một công chúa - ái nhi của vua Lưu Tống Vũ Đế (363-422). Khi công chúa ở trong vườn mận, có bông hoa mận 5 cánh rụng trên trán, đến khi rửa đi để lại vết sẹo hình bông hoa.

Các quý bà, cung tần mỹ nữ trong cung bắt chước, vẽ những mẫu hoa và cài đồ trang sức lên trán mình. Người ta biến đổi thành các mẫu hoa văn phong phú khác nhau- hoa, đuôi chim, và sừng trâu- với nhiều loại nguyên liệu mới như vàng, vỏ sò, thạch anh và lông vũ xanh.

Chân mày lá liễu, mắt biếc, má hồng

Truyền thuyết về nguồn gốc của trang điểm chân mày và má hồng xoay quanh câu chuyện tình của vua Trung Quốc thời Ngụy, Tào Phi. Tào Phi có một người vợ tên Chân Thị - được coi là một trong 31 mỹ nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc cổ xưa. 

Chân Thị xuất thân trong gia đình quý tộc, cô nổi tiếng trong vùng về sắc đẹp, tính cách hiền dịu. Châu Thị làm vợ của Viên Hy con trai của Viên Thiệu. Năm 200, khi trận Quan Độ nổ ra giữa đội quân Tào Tháo và Viên Thiệu, Tào Tháo tấn công nhanh chóng chiếm hết các vùng và làm chủ được thành Ký Châu.

Viên Thiệu chết, Chân Thị làm dâu Tào Tháo, là vợ Tào Phi.

Tương truyền về tích Tào Ngụy văn đế trong một lần đi vi hành say mê Quách Hoàn - một cô hầu đi gánh nước bởi nàng có đôi chân mày cong vút, dài như lá liễu mềm mại. Từ đó người ta bắt đầu bắt chước vẻ đẹp của bà bằng mẹo kẻ chân mày.

Không ai rõ xuất xứ của Quách Hoàn. Tào Phi say mê sắc đẹp và trí thông minh của Quách Hoàn và bà nhanh chóng trở thành quý phi được sủng ái nhất, ông bắt đầu bỏ mặc người vợ cả, là Chân Thị nổi tiếng quốc sắc thiên hương.

Sau này, Quách Hoàn còn làm căng thẳng giữa Tào Phi và Chân thị. Tào Phi ép Chân thị tự vẫn năm 221. Năm 222, Tào Phi lập Quách thị làm hoàng hậu.

Sau này khi Tào Phi qua đời, vua kế vị cũng ép Quách thị tự vẫn. Bà là nhân vật chính trong sự tích mẹo trang điểm má hồng. 

Truyền thuyết cái sẹo

Truyền thuyết kể rằng một hôm khi Tào Phi đang đọc sách, Quách Hoàn nhẹ nhàng bưng trà đến bên cạnh thì chẳng may một mảnh thủy tinh bao quanh tấm bình phong cạnh đó rơi vỡ trúng đầu bà, và máu tuôn chảy khắp khuôn mặt. Khi vết thương lành nhưng một vết thẹo hồng vẫn còn trên một bên má nàng.

Lạ thay, vết sẹo lại làm nàng có vẻ xinh đẹp hơn, duyên dáng hơn và vua càng ngắm càng yêu. Quách Hoàn luôn nhận được sự sủng ái từ vua. Từ đó các phi tần khác trong cung nhà Đường cũng bắt đầu bắt chước vẽ những vết thẹo đỏ hồng trên hai bên má với hi vọng làm vua chú ý và nhận được sự sủng ái từ ông.

Phụ nữ hiện đại bên cạnh hoàn thiện các kĩ thuật trang điểm ngày càng tinh vi, cầu kì thì họ cũng đơn giản hóa một số mẹo trang điểm được truyền lại từ thời xưa, trong đó có má hồng. Họ chỉ đơn giản thoa một lớp phấn hồng nhẹ nhàng, đều đặn lên hai bên má sau khi được phủ nền trắng, khác hẳn với kiểu tô viền đỏ từ thái dương đến góc trán vốn rất phổ biến vào thời Đường.
  • Trang Hân
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc