Vì sao Khang Hy “tùy táng” toàn bộ 48 phi tần?

07:31, Thứ bảy 17/12/2011

( PHUNUTODAY ) - Một tòa lăng mộ mai táng 1 vị Hoàng đế, 4 vị Hoàng hậu, 48 phi tần và 1 hoàng tử. Cách thức mai táng đó trong lăng mộ của Khang Hy có lẽ là “độc nhất vô nhị” trong lịch sử Trung Hoa.


(Phunutoday) - Một tòa lăng mộ mai táng 1 vị Hoàng đế, 4 vị Hoàng hậu, 48 phi tần và 1 hoàng tử. Cách thức mai táng đó trong lăng mộ của Khang Hy có lẽ là “độc nhất vô nhị” trong lịch sử Trung Hoa. Tuy nhiên, điều đáng nói chính là, vì sao vị đại đế nổi danh họ Ái Tân Giác La này lại quyết định chôn sống 48 phi tần cùng với mình? Câu trả lời cho tới nay vẫn còn là một bí ẩn…

1. Sẽ chẳng phải nghi ngờ gì khi người ta nói rằng Khang Hy là ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử đế vương Trung Hoa. Bởi lẽ, ngoài những thành tích được coi là kiệt xuất về chính trị lẫn võ công, Khang Hy cho tới hiện tại là ông vua đang nắm giữ nhiều “kỷ lục” bậc nhất trong số các Hoàng đế Trung Hoa. Khang Hy là ông vua có nhiều hậu phi nhất trong lịch sử. Chỉ riêng những người chính thức được gọi là hậu phi trong hậu cung của Khang Hy cũng đã trên 50 người.

Còn lại những phụ nữ được vị Hoàng đế này sủng hạnh nhưng không hề có danh phận thì không ai có thể đếm hết. Khang Hy cũng là ông vua có nhiều con nhất. Cả đời Khang Hy có tới 35 người con trai, 20 người con gái, tổng cộng là 55 người. Tính ra, cứ mỗi bà vợ chính thức của Khang Hy lại đều đặn sinh cho ông ta một đứa con. Một cái nhất nữa của Khang Hy chính là thời gian tại vị lâu nhất.

Hoàng đế Khang Hy trên phim
Hoàng đế Khang Hy trên phim


Lên ngôi năm Thuận Trị thứ 18, tức năm 1611, cho tới năm Khang Hy thứ 61 tức năm 1772 khi Khang Hy băng hà, tính ra, vị Hoàng đế này đã ngồi trên ngài vang tới 61 năm. Thế nên, có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc nhất loạt gọi ông vua Thanh triều bằng mỹ danh “Đại đế”. Tuy nhiên, đó không phải là câu chuyện chúng ta nói đến ở đây.

Sau khi tại vị suốt 61 năm trên ngôi báu, trong sự chờ đợi mòn mỏi của những đứa con mong tới ngày kế vị, cuối cùng, vị Đại đế triều Thanh cũng nhắm mắt xuôi tay. Sau khi chết, Khang Hy được chôn cất tại Thanh Đông lăng, tức huyện Tôn Hóa, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Bên trong Thanh Đông lăng có lăng Đế Hiếu của Thuận Trị, Chiếu Tây lăng của Hiếu Trang Thái hậu, Đế Dụ lăng của Càn Long, Đế Định lăng của Hàm Phong và Đế Huệ lăng của Đồng Trị. Lăng mộ của Khang Hy có tên là Cảnh lăng.

Nếu nhìn từ trên cao sẽ thấy rằng Cảnh lăng của Khang Hy có hình bán nguyệt, những người ở địa vị cao thì được đặt ở phía trước, những người có địa vị thấp được đặt ở phía sau. Phần địa cung của Cảnh lăng, ngoài mai táng thi thể của Khang Hy còn mai táng cả Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu, Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu cùng Kính Mẫn Hoàng Quý phi. Phần “phi viên tẩm” (nơi dành cho các cung phi) là nơi chôn cất toàn bộ 48 phi tần của Khang Hy và hoàng tử thứ 18 của Khang Hy là Dận Giới.

48 vị phi tần bị mai táng cùng với Khang Hy bao gồm 1 Quý phi (tức Ôn Hi Quý phi), 11 phi (tức Tuệ phi, Huệ phi, Nghi phi, Vinh phi, Bình phi, Lương phi, Tuyên phi, Thành phi, Thuận Hi Mật phi, Đốn Dụ Cần phi, Đinh phi), 8 Tần, 10 Quý nhân, 9 Thường tại, 9 Đáp ứng. Kính Mẫn Hoàng Quý phi vốn ban đầu cũng được chôn cùng với các phi tần này, tuy nhiên, sau đó được di táng vào địa cung của Cảnh lăng, lý do chưa rõ vì sao.

 Ở chính giữa “phi viên tẩm” chính là nơi mai táng Ôn Hi Quý phi, còn ở sát hai bên chính là nơi chôn cất hai Quý phi của Khang Hy có công nuôi dưỡng Càn Long là Xác Huệ Hoàng phi và Đôn Di Hoàng Quý phi.

Trước thời Khang Hy, vì mục đích liên minh chính trị, các Hoàng đế Thanh triều thường lấy những cô công chúa Mông Cổ về làm vợ cả, tức Hoàng hậu. Tới thời Khang Hy, tình thế chính trị đã có sự thay đổi. Do Khang Hy lên ngôi từ khi còn rất nhỏ, Thuận Trị sợ ông chưa đủ sức điều hành chính sự nên giao phó cho 4 vị đại thần gọi là “phụ chính đại thần” giúp Khang Hy chủ trì việc nước.

 Trong số 4 vị phụ chính này, sau đó có một đại thần vượt hẳn lên, trở thành quyền thần, nắm gần như toàn bộ quyền sinh quyền sát trong triều đình. Người đó không ai khác chính là Ngao Bái. Để chống lại sự lộng quyền của Ngao Bái, Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu buộc phải tìm một thế lực đối trọng với Ngao Bái.

 Và người được lựa chọn chính là Sách Ni - một lão thần của Thanh triều rất trung thành và bản lĩnh. Do sự chủ trì của Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu, chiếc mũ Hoàng hậu đã chuyển từ họ Bác Nhĩ Tề Cát Đắc của Mông Cổ vào tay của họ Hách Xá Lý. Cháu gái của Sách Ni trở thành vợ cả của Khang Hy. Đương nhiên, đây là một cuộc hôn nhân hoàn toàn mang tính chất chính trị.

Vào năm 1665, mới 12 tuổi, Khang Hy cử hành hôn lễ với Hách Xá Lý. Mặc dù đây là một cuộc hôn nhân chính trị, song do Hoàng đế và Hoàng hậu có độ tuổi gần nhau nên Ngao Bái dùng quyền lực của mình trong triều đình để “xúc tiến” chuyện ân ái giữa hai người. Sau khi kết hôn không bao lâu, Khang Hy và Hoàng hậu Hách Xá Lý sinh được một người con trai. Tuy nhiên, hoàng tử này chỉ sống được 4 năm thì qua đời.

2. Sau khi Khang Hy loại trừ Ngao Bái, tự mình nắm giữ triều chính thì không còn cần sự giúp đỡ của gia tộc họ vợ nữa. Mối quan hệ chính trị bị buông lỏng, lập tức, quan hệ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu cũng không còn thân mật như những ngày đầu tiên. Các phi tần trong hậu cung của Khang Hy cũng bắt đầu nhiều dần lên. Nữu Cô Lục thị, Đồng Giai thị, Ô Nhã thị,… người này nối tiếp người kia vào cung hầu hạ Hoàng đế. Nữu Hô Lộc thị xuất thân danh gia vọng tộc, là một người rất thông minh sắc sảo, là phụ nữ nhưng thích đọc sách.

Tố chất văn hóa hơn hẳn những phi tử còn lại khiến Nữu Hộ Lộc thị trở thành một sủng phi của Khang Hy. Đồng Giai thị là chị họ của Khang Hy nên Khang Hy cũng rất “ngoan ngoãn” nghe lời người chị này. Đối với những thê thiếp của mình, Khang Hy nổi tiếng là vị Hoàng đế rất ôn tồn.

Cảnh Lăng
Cảnh Lăng


Mặc dù các phi tần trong hậu cung ngày một nhiều hơn, song Khang Hy vẫn dành tình cảm cho người vợ làm bạn với mình từ thuở tóc còn để chỏm. Sau khi Ngô Tam Quế mưu phản, Khang Hy đối mặt với một áp lực rất lớn. Đúng vào thời điểm này, Hách Xá Lý lại lâm bồn. Buổi sáng hôm đó, hoàng hậu sinh ra một hoàng tử và đến buổi chiều, bà qua đời.

 Chưa kịp vui vì sự chào đời của hoàng tử, lại phải đón nhận cái tang của Hoàng hậu, Khang Hy hết sức đau khổ và tuyệt vọng. Chẳng màng đến chiến sự nơi tiền tuyến, Khang Hy quyết định nghỉ lâm triều trong 5 ngày để tổ chức tang lễ cho Hoàng hậu. Trong thời gian 25 ngày tế lễ cho Hoàng hậu Hách Xá Lý, Khang Hy tự mình khóc thương tới 20 ngày, đủ thấy tình cảm mà Khang Hy dành cho người vợ đầu tiên của mình là vô cùng sâu nặng.

Đứa trẻ mà hoàng hậu Hách Xá Lý dùng tính mạng của mình để sinh ra được Khang Hy rất yêu quý, mới lên 2 tuổi đã được ông lập làm thái tử. Tuy nhiên sau đó, do chỉ biết ăn chơi, làm chuyện bậy bạ nên cuối cùng, thái tử này bị Khang Hy phế truất. Trong cơn tức giận, Khang Hy còn mắng rằng: “Thằng con khắc mẹ”. Rõ ràng cho tới thời điểm này, Khang Hy vẫn không quên được người vợ đầu của mình.

Từ xưa tới nay, tình cảm của Hoàng đế không bao giờ chỉ dành cho một người. Khang Hy cũng không phải ngoại lệ. Trong số các hậu phi mà Khang Hy lấy sau đó, nhỏ thì mới 11-12 tuổi, lớn nhất cũng không quá 15-16 tuổi, có người mới hơn 20 tuổi đã qua đời.

 Từ năm Khang Hy thứ 9, khi Tăng Huệ phi Bác Nhĩ Cát Đặc thị qua đời trở đi cho tới năm Càn Long thứ 33 khi Thuần Di Hoàng Quý phi - Quý phi cuối cùng của Khang Hy - qua đời thì hậu phi của Khang Hy đã trải qua 3 triều vua, tổng cộng có 99 người qua đời. Trong số các hậu phi của Khang Hy còn có 4 người là chị em ruột. Trong đó, Hiếu Hi Nhân Hoàng hậu và em gái của bà này là Đồng thị đều là chị em họ của Khang Hy.

Khang Hy có bao nhiều hậu phi thì cho tới nay vẫn chưa có bất cứ sử gia nào có thể đưa ra con số chính xác. Sách “Khang Hy toàn truyện” có chép, từ chức Quý nhân trở lên thì trong hậu cung của Khang Hy có khoảng 49 người. Những người được sắc phong chính thức có khoảng 67 người, còn nếu tính cả những người có thân phận thấp như “Đáp ứng”, “Thường tại” thì trong hậu cung của Khang Hy có không dưới 200 người.

Mặc dù là ông vua háo sắc nhưng với những hậu phi của mình, Khang Hy đều dành cho họ những tình cảm chân thành. Mỗi khi Khang Hy ra khỏi cung tới một địa phương nào đó, ông ta đều thường xuyên viết thư hoặc phái người đem đặc sản nơi đó về cho các hậu phi trong cung. Thậm chí, trong thư, Khang Hy còn kể những chuyện vui mình gặp trên đường để giải khuây cho các hậu phi vốn suốt ngày phải sống cuộc sống buồn chán trong hậu cung.

Việc quan trọng nhất mà Khang Hy làm cho những hậu phi của mình chính là sắp xếp cuộc sống cho họ sau khi ông chết. Khang Hy đã hạ lệnh, những phi tần có con thì khi về già tới ở phủ của con. Điều này đã thay đổi toàn bộ tục lệ của tổ tiên Thanh triều, buộc các hậu phi phải ở trong hậu cung cho tới khi chết.

Trước khi Khang Hy qua đời, chính vị “Đại đế” này đã hạ lệnh chôn cất hai Hoàng hậu của mình trong địa cung của Cảnh lăng. Chính vì vậy, sau khi Khang Hy băng hà, những phi tần của ông sau khi qua đời, theo cách làm của Khang Hy khi còn sống, đều lần lượt được an táng tại nơi đây. Chính vì vậy, lăng mộ của Khang Hy mới trở thành nơi an táng của nhiều phi tần đến như vậy.

Cầm Bùi
[links()]

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc