(Phunudoisong) - Bộ Khoa học Công nghệ sáng 16/3, đã tổ chức cuộc họp thông báo về những sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushimage I do hậu quả của trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản và cung cấp những thông tin về khả năng chống chịu động đất của các lò phản ứng hạt nhân của Việt Nam.
Theo VTC, tại cuộc họp, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân Việt Nam, ông Ngô Đặng Nhân cho biết, hai lò phản ứng số 1 và số 3 xảy ra sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushimage I thuộc loại là thế hệ cũ, chỉ được thiết kế với khả năng chống động đất ở mức 7,3 độ richter vì vậy đã xảy ra sự cố khi động đất 9,0 độ richter.
Ngoài ra, Bee dẫn lời ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho rằng, khi lò phản ứng số 4 của Fukushimage 1 gặp sự cố, đơn vị ứng cứu đã mất chủ động.
"Có lẽ, họ chỉ tập trung ứng cứu cho 3 lò gặp sự cố trước đó, không quan tâm tới lò số 5. Chúng ta cần lưu tâm điều này. Nếu có sự cố, cần tập trung cả những điểm khác nữa" - ông Tấn nhận định.
Tuy nhiên, ông Tấn cho rằng, Việt Nam cần học hỏi ở Nhật Bản cách điều hành, ứng phó với sự cố.
Bộ KHCN cho biết, khu vực hướng đông bắc và phía biển Thái Bình Dương, chưa phát hiện thấy dấu hiệu của ảnh hưởng phóng xạ. Các trạm đo đạc phóng xạ của Việt Nam tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện khoa học kỹ thuật hạt nhân ở Hà Nội cũng không phát hiện thấy bất cứ phóng xạ bất thường nào liên quan đến sự cố điện hạt nhân vừa xảy ra tại Nhật Bản.
Đối với mức độ phòng chống động đất của nhà máy điện hạt nhân mà Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng, đại diện Bộ KHCN cho biết, khả năng xảy ra động đất ở Việt Nam thấp hơn ở Nhật nhưng cần thiết phải đề phòng, tính toán độ an toàn cao hơn trước diễn biến của thiên tai có thể ập xuống bất cứ lúc nào.
Bài học đầu tiên đó là cần phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu khả năng ứng phó, chú trọng công tác dự báo, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể và nghiêm ngặt về an toàn hạt nhân để xây dựng những nhà máy điện hạt nhân an toàn tại Việt Nam.
TS Ngô Đăng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ cho biết thêm, nếu mức độ phóng xạ ở Nhật Bản tiến đến mức 7 thì Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. “Tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn, chúng tôi đang phải họp khẩn với Bộ KH-CN” – ông Nhân nói.
Hiện nay, một nguồn tin cho hay, Nga đã phát hiện có dấu hiệu phóng xạ ở vùng Viễn Đông.
Cho nên, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân Việt Nam cũng đang tiến hành xây dựng thông tư hướng dẫn các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa có kế hoạch ứng phó sự cố. Đồng thời sẽ chủ trương triển khai thêm các trạm quan trắc, đo đạc phóng xạ và dự báo sự cố hạt nhân.
(Tổng hợp)
Theo VTC, tại cuộc họp, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân Việt Nam, ông Ngô Đặng Nhân cho biết, hai lò phản ứng số 1 và số 3 xảy ra sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushimage I thuộc loại là thế hệ cũ, chỉ được thiết kế với khả năng chống động đất ở mức 7,3 độ richter vì vậy đã xảy ra sự cố khi động đất 9,0 độ richter.
Ngoài ra, Bee dẫn lời ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho rằng, khi lò phản ứng số 4 của Fukushimage 1 gặp sự cố, đơn vị ứng cứu đã mất chủ động.
"Có lẽ, họ chỉ tập trung ứng cứu cho 3 lò gặp sự cố trước đó, không quan tâm tới lò số 5. Chúng ta cần lưu tâm điều này. Nếu có sự cố, cần tập trung cả những điểm khác nữa" - ông Tấn nhận định.
Tuy nhiên, ông Tấn cho rằng, Việt Nam cần học hỏi ở Nhật Bản cách điều hành, ứng phó với sự cố.
Bộ KHCN cho biết, khu vực hướng đông bắc và phía biển Thái Bình Dương, chưa phát hiện thấy dấu hiệu của ảnh hưởng phóng xạ. Các trạm đo đạc phóng xạ của Việt Nam tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện khoa học kỹ thuật hạt nhân ở Hà Nội cũng không phát hiện thấy bất cứ phóng xạ bất thường nào liên quan đến sự cố điện hạt nhân vừa xảy ra tại Nhật Bản.
Đối với mức độ phòng chống động đất của nhà máy điện hạt nhân mà Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng, đại diện Bộ KHCN cho biết, khả năng xảy ra động đất ở Việt Nam thấp hơn ở Nhật nhưng cần thiết phải đề phòng, tính toán độ an toàn cao hơn trước diễn biến của thiên tai có thể ập xuống bất cứ lúc nào.
Hiện trường vụ nổ nhà máy điện hạt nhân ở Fukushimage.Ảnh: AP |
Bài học đầu tiên đó là cần phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu khả năng ứng phó, chú trọng công tác dự báo, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể và nghiêm ngặt về an toàn hạt nhân để xây dựng những nhà máy điện hạt nhân an toàn tại Việt Nam.
TS Ngô Đăng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ cho biết thêm, nếu mức độ phóng xạ ở Nhật Bản tiến đến mức 7 thì Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. “Tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn, chúng tôi đang phải họp khẩn với Bộ KH-CN” – ông Nhân nói.
Hiện nay, một nguồn tin cho hay, Nga đã phát hiện có dấu hiệu phóng xạ ở vùng Viễn Đông.
Cho nên, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân Việt Nam cũng đang tiến hành xây dựng thông tư hướng dẫn các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa có kế hoạch ứng phó sự cố. Đồng thời sẽ chủ trương triển khai thêm các trạm quan trắc, đo đạc phóng xạ và dự báo sự cố hạt nhân.
(Tổng hợp)