(Phunutoday) - Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt không giải quyết được trong cuộc sống gia đình, người phụ nữ đang mang thai ở tháng thứ 5, Trịnh Thị Hương đã cầm dao đâm chồng rồi sau đó tự đâm vào bụng mình. Với nỗi đau tột cùng vì mất đứa con trai duy nhất, cả hai phiên tòa, mẹ chồng Hương đều nhất nhất ý kiến phải tăng nặng khung hình phạt với cô con dâu côn đồ, cạn nghĩ.
Nhưng rồi, khi bình tâm lại, nhìn núm ruột còn lại của con sống trong cảnh không có cha lại thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ, tấm thân già gầy guộc nén nỗi đau mất người con trai duy nhất, viết đơn mong xin giảm án cho con dâu, để mong đứa cháu nội tội nghiệp không kịp biết mặt cha bớt thiệt thòi khi phải thiếu đi hơi ấm của mẹ.
Mới học hết lớp 7, Trịnh Thị Hương, SN 1990, trú tại xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã nghỉ học. Và trong khi những người bạn cùng trang lứa còn đang cắp sách đến trường thì Hương đã theo chồng. Chồng Hương là anh Trịnh Văn Hà, SN 1989, ở cách nhà Hương 70m. Hai người chơi với nhau từ thủa bé rồi nên duyên vợ chồng năm 2008.
Hà là con trai duy nhất trong gia đình, được cha mẹ chiều chuộng, ít khi phải động tay động chân vào bất cứ việc gì. Nhưng từ khi có vợ, anh hay cùng vợ dậy sớm, chạy chợ buôn rau, duy trì cuộc sống gia đình. Thấy hai con vất vả nhưng lại biết tu chí làm ăn nên cha mẹ hai bên cũng thấy yên lòng. Niềm vui nhân lên khi Hương thông báo mình đã có “tin vui”.
Nhưng không hiểu vì sao, từ khi có bầu, tính tình Hương lại có những thay đổi lạ kỳ. Dù cho bà Hà Thị Vị, mẹ chồng Hương có yêu chiều Hương “hơn con đẻ” nhưng Hương lại tỏ ra thờ ơ và thỉnh thoảng còn buông lời cãi lại. Những rạn nứt của mái ấm Hà - Hương cũng vì vậy mà bắt đầu xuất hiện. Những lần hai vợ chồng va chạm, chồng Hương đều đem chuyện kể cho mẹ mình nghe.
Nghe con trai “kể tội” con dâu, bà Vị đều “hỏi thăm”, uốn nắn con dâu khiến Hương không kìm được tính nóng mà cự lại mẹ chồng. Sau những lần như vậy, tình cảm yêu quý của mẹ chồng dành cho con dâu cũng nguội bớt. Đã nhiều lần bà Vị sang nhà thông gia góp ý, “nhờ ông bà bảo ban thêm con gái” nhưng không nhận được sự đồng thuận với lý do “con tôi đã gả về cho ông bà rồi!”.
Ngày 28 và 29/11/2009, hai vợ chồng Hương lại xảy ra cãi vã. Trong lúc tức giận, anh Hà đã gọi điện cho mẹ đẻ mình đang đi chợ về giúp mình phân xử. Khi mẹ chồng về thì cũng là lúc Hương phải khăn gói ra ngoài đường vì đã có những lời nói hỗn láo với gia đình nhà chồng. Mang bụng bầu tháng thứ 5, Hương bơ vơ không biết đi đâu về đâu nên đành xách quần áo về nhà mẹ đẻ trú ngụ. Không được mẹ đẻ đón nhận, Hương còn bị một cái bạt tai và đuổi đi vì dám hỗn với mẹ chồng. Dù vậy nhưng Hương vẫn ngủ qua đêm ở nhà mẹ đẻ mình.
Chiều 30/11/2009, khi Hương và mẹ đẻ là bà Nguyễn Thị Nụ đang ngủ trưa thì anh Hà sang trả bà Nụ 1.500.000 đồng tiền vay để mua xe và 4.500.000 đồng tiền mừng cưới. Nghe con rể trình bày, bà Nụ quyết không nhận lại. Thuyết phục mẹ vợ không được, anh Hà chào mẹ ra về. Lúc đó, Hương đang nằm ở trong buồng và nghe được hết câu chuyện chồng nói với mẹ mình. Thấy chồng đứng dậy, Hương chạy lại nói: “Anh về thì tôi cũng về”.
Nhưng anh Hà đã buông câu dọa nạt: “Mày về thì tao giết!”. Thấy chồng giận dữ như vậy, nhưng Hương vẫn chạy theo sau. Anh Hà thấy vợ đi theo thì quay lại đẩy Hương lùi về phía sau, Hương nói: “Có giết được thì cứ giết đi, tôi vẫn về!”. Khi bị anh Hà đẩy lần thứ hai, phẫn uất, Hương nghĩ đến con dao chọc tiết lợn để ở đầu giường, nên chạy đi lấy rồi đâm chồng một nhát vào ngực phải và một nhát vào mạn sườn trái khiến nạn nhân gục xuống.
Nghe tiếng thất thanh của con rể, bà Nụ hốt hoảng từ trong nhà chạy ra thì thấy anh Hà đã bị đâm, máu chảy nhiều nên bà tri hô người đến ứng cứu, đồng thời quay vào mắng con gái. Bà không ngờ, Hương vớ con dao gọt hoa quả rồi tự đâm vào bụng mình. Khi hàng xóm chạy đến thì anh Hà và Hương đều nằm ngất lịm trên vũng máu. Mọi người đưa cả hai đi cấp cứu, nhưng do vết đâm thấu phổi, mất máu cấp nên anh Hà đã tử vong tại bệnh viện. Rất may, Hương và cái thai trong bụng được kịp thời cứu chữa nên đã qua khỏi nguy hiểm.
Nỗi đau thắt lòng của những người trong cuộc
Hơn tám tháng sau, khi đứa con bất hạnh của Hương và anh Hà chào đời được vài tháng thì cũng là lúc phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra. Trong suốt phiên tòa, nước mắt Hương không ngừng rơi khi nhắc đến hành vi tội lỗi của mình. Hương bảo rằng, chính bản thân cũng tự đâm vào bụng, gây thương tích rất nặng và mất rất nhiều máu. Khi mọi nguy hiểm về tính mạng đã qua, cô đã phải chịu nhiều sự giày vò về tinh thần.
Hành vi mất hết lý trí của cô đã phải trả giá khi mà đang nằm ở viện dưỡng thai thì cũng là lúc Hương phải đối mặt và phải trả lời những câu hỏi của cơ quan công an. Hương phải sinh con trong sự tủi hổ và ngày hôm xét xử, nhìn thấy đứa con khát sữa mẹ ngồi phía ngoài khán phòng chờ đợi mà lòng cô quặn thắt.
Tuổi đời còn quá trẻ, Hương chưa ý thức được hết những va chạm dễ xảy ra trong cuộc sống với gia đình nhà chồng và chưa đủ khéo léo để giải quyết những mâu thuẫn với “nửa kia”. Bị chồng và mẹ chồng đuổi về nhà mẹ đẻ, Hương xin chồng tha thứ, cho mình về nhà nhưng bị chồng cự tuyệt. Tức tối, người phụ nữ đang mang bầu đã cầm dao đâm chồng, đồng thời tự đâm vào bụng định kết liễu đời mình cùng đứa con đang mang trong bụng.
Nhưng “màn kịch” này đã không thành hiện thực mà chỉ cướp đi mạng sống của người chồng. Nhận thấy tội lỗi của mình, đã nhiều lần cô đau đớn, bế con đến muốn thắp hương, cầu mong vong linh của chồng tha thứ và đón nhận đứa con bé bỏng, nhưng không được sự đồng ý của gia đình nhà chồng nên Hương đành ngậm ngùi bế con ra về.
Cũng trong phiên tòa xét xử Hương, ông Trịnh Văn Trường, bố đẻ của bị cáo cũng đến dự khán. Ông Trịnh Văn Trường buồn rầu giãi bày: “Biết Hương về nhà ngủ qua đêm, tôi đã dọn dẹp chiếc giường lâu không có người nằm cho con ngủ. Vì Hương đang có thai nên tôi đã để con dao chọc tiết lợn ở đầu giường rồi phủ chiếu lên để đuổi tà ma cho con bé. Chiều 30/11, tôi đang đi kéo lưới bắt cá, không ngờ vụ việc đau lòng này lại xảy ra. Giá như tôi không để con dao ở đó, giá như chiều hôm ấy tôi ở nhà thì mọi việc đã không đau đớn như thế này...”
Cùng tâm trạng với chồng, bà Nguyễn Thị Nụ, mẹ Hương cũng dằn vặt tâm can không kém. Bà đã thốt lên rằng: “Tôi cũng là người có tội”. Gả chồng cho con gái khi con mới 18 tuổi. Mỗi lúc vợ chồng con gái có chuyện mâu thuẫn, bà Nguyễn Thị Nụ đều không hỏi han, khuyên nhủ con cách bồi đắp hạnh phúc gia đình.
Khi thông gia góp ý trong việc dạy bảo con gái hoặc “dắt tay con dâu trả về”, bà Nụ vẫn một mực cho rằng : “Con mình đã gả rồi thì không còn nghĩa vụ”. Thậm chí lúc Hương bị đuổi về, bà Nụ đã tát con, không cho con về nhà mình nữa. Những điều đó vô tình đã đẩy con bà vào tâm lý “tiến thoái lưỡng nan”.
Vụ việc Trịnh Thị Hương cầm dao đâm chồng, ngay tại nhà bà, chính bà Nụ là người đầu tiên nhìn thấy. Bà đau đớn chứng kiến cảnh con rể nằm ngất lịm trên vũng máu, con gái đang mang thai dùng dao tự đâm vào bụng mình. Những hình ảnh đó sẽ ám ảnh bà suốt cuộc đời. Như lời bà nói, chính bà cũng là người có tội trong bi kịch đau lòng này. Giá như bà có trách nhiệm hơn với hạnh phúc của con, sẵn sàng chia sẻ, dạy bảo con gái thì mọi chuyện đã không đi xa như thế.
Ngồi cạnh con gái chờ nghị án, bà đau đớn khóc nấc, ruột gan như cắt khi nhìn thấy con gái bế đứa cháu thơ dại trên tay. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Hương đã phải nhận mức án 12 năm tù giam về tội “Giết người”. Được phép nói lời sau cùng, Hương quay lại bố mẹ chồng gửi lời xin lỗi. Từng giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của người mẹ mới sinh. Phía dưới khán phòng, em bé Trịnh Quỳnh Như (SN 8-4-2010), con gái của bị cáo và bị hại khóc thét từng hồi vì khát sữa mẹ khiến nhiều người tham sự phiên tòa phải rơi nước mắt.
Nhưng trái với những suy nghĩ, những cảm nhận xót xa đau đớn, bà bà Hà Thị Vị, mẹ chồng Hương buông câu chắc nịch: “Tôi sẽ kháng cáo”, nước da đen xạm, khuôn mặt gầy hốc hác, bà Hà Thị Vị vuốt nước mắt kể: “Nhà tôi hiếm con, có cháu Hà là con trai độc nhất, gia đình rất chiều chuộng cháu, cháu còn ít tuổi nhưng biết yêu thương bố mẹ, kính trên, nhường dưới. Ở nhà tôi là người thân thiết với cháu nhất, có chuyện gì vui buồn, cháu đều kể cho tôi nghe”.
Theo lời bà Vị, khi biết Hà có tình cảm sâu sắc và quyết tâm đi đến hôn nhân với Hương, người cùng xóm, thoạt đầu, bà không mấy hài lòng. Nhưng vì con trai nói tình cảm của cậu dành cho Hương là chân thành, nghiêm túc nên bà đã đồng ý hỏi vợ cho con. Nhìn đứa con trai có vợ “người lớn hẳn ra”, biết tính kế làm ăn lâu dài, ông bà Vị mừng lắm. Nhưng niềm vui đó kéo dài không bao lâu khi đứa con dâu hay “cãi” mẹ chồng. Bà Vị hết mực yêu chiều con dâu để con trai vui lòng, song Hương không hề “biết ý”.
Sau vài tháng, hai vợ chồng Hà hay cãi nhau, bà cũng tham gia nhiều lần nhưng không có kết quả. Ngày 29/11/2009, vì con dâu “quá quắt”, bà Vị đã đuổi về nhà bố mẹ đẻ dù biết rằng con dâu đang mang giọt máu của con trai bà. Bà không thể ngờ, đó lại là ngọn nguồn gây nên cái chết oan uổng cho con trai bà vào chiều 30/11, khi chưa đầy một năm ngày con trai bà được hưởng hạnh phúc riêng.
Bà Vị đắng chát: “Vợ chồng tôi mang nặng đẻ đau, nuôi nấng con nên người. Hà là chỗ dựa tinh thần của gia đình tôi, chưa được cậy nhờ gì thì cháu đã ra đi mãi mãi. Gia đình tôi đã vay tiền ngân hàng để mai táng cho cháu nhưng chúng tôi không cần bồi thường về vật chất. Tôi chỉ mong tòa tuyên đúng người đúng tội”.
Bà Vị đã viết đơn kháng án, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, xét thấy 12 năm tù đã tương xứng với hành vi của Hương nên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã tuyên phạt y án sơ thẩm. Thế rồi những ngày này, khi ngồi tĩnh tâm nghĩ lại, tấm thân già gầy guộc nén nỗi đau mất đứa con trai duy nhất, viết đơn xin giảm án cho con dâu để mong đứa cháu nội bớt đi những thiệt thòi khi còn chưa kịp biết mặt cha.
Bảo Nam
Nhưng rồi, khi bình tâm lại, nhìn núm ruột còn lại của con sống trong cảnh không có cha lại thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ, tấm thân già gầy guộc nén nỗi đau mất người con trai duy nhất, viết đơn mong xin giảm án cho con dâu, để mong đứa cháu nội tội nghiệp không kịp biết mặt cha bớt thiệt thòi khi phải thiếu đi hơi ấm của mẹ.
Mới học hết lớp 7, Trịnh Thị Hương, SN 1990, trú tại xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã nghỉ học. Và trong khi những người bạn cùng trang lứa còn đang cắp sách đến trường thì Hương đã theo chồng. Chồng Hương là anh Trịnh Văn Hà, SN 1989, ở cách nhà Hương 70m. Hai người chơi với nhau từ thủa bé rồi nên duyên vợ chồng năm 2008.
Hà là con trai duy nhất trong gia đình, được cha mẹ chiều chuộng, ít khi phải động tay động chân vào bất cứ việc gì. Nhưng từ khi có vợ, anh hay cùng vợ dậy sớm, chạy chợ buôn rau, duy trì cuộc sống gia đình. Thấy hai con vất vả nhưng lại biết tu chí làm ăn nên cha mẹ hai bên cũng thấy yên lòng. Niềm vui nhân lên khi Hương thông báo mình đã có “tin vui”.
Nhưng không hiểu vì sao, từ khi có bầu, tính tình Hương lại có những thay đổi lạ kỳ. Dù cho bà Hà Thị Vị, mẹ chồng Hương có yêu chiều Hương “hơn con đẻ” nhưng Hương lại tỏ ra thờ ơ và thỉnh thoảng còn buông lời cãi lại. Những rạn nứt của mái ấm Hà - Hương cũng vì vậy mà bắt đầu xuất hiện. Những lần hai vợ chồng va chạm, chồng Hương đều đem chuyện kể cho mẹ mình nghe.
Đối tượng Hương |
Nghe con trai “kể tội” con dâu, bà Vị đều “hỏi thăm”, uốn nắn con dâu khiến Hương không kìm được tính nóng mà cự lại mẹ chồng. Sau những lần như vậy, tình cảm yêu quý của mẹ chồng dành cho con dâu cũng nguội bớt. Đã nhiều lần bà Vị sang nhà thông gia góp ý, “nhờ ông bà bảo ban thêm con gái” nhưng không nhận được sự đồng thuận với lý do “con tôi đã gả về cho ông bà rồi!”.
Ngày 28 và 29/11/2009, hai vợ chồng Hương lại xảy ra cãi vã. Trong lúc tức giận, anh Hà đã gọi điện cho mẹ đẻ mình đang đi chợ về giúp mình phân xử. Khi mẹ chồng về thì cũng là lúc Hương phải khăn gói ra ngoài đường vì đã có những lời nói hỗn láo với gia đình nhà chồng. Mang bụng bầu tháng thứ 5, Hương bơ vơ không biết đi đâu về đâu nên đành xách quần áo về nhà mẹ đẻ trú ngụ. Không được mẹ đẻ đón nhận, Hương còn bị một cái bạt tai và đuổi đi vì dám hỗn với mẹ chồng. Dù vậy nhưng Hương vẫn ngủ qua đêm ở nhà mẹ đẻ mình.
Chiều 30/11/2009, khi Hương và mẹ đẻ là bà Nguyễn Thị Nụ đang ngủ trưa thì anh Hà sang trả bà Nụ 1.500.000 đồng tiền vay để mua xe và 4.500.000 đồng tiền mừng cưới. Nghe con rể trình bày, bà Nụ quyết không nhận lại. Thuyết phục mẹ vợ không được, anh Hà chào mẹ ra về. Lúc đó, Hương đang nằm ở trong buồng và nghe được hết câu chuyện chồng nói với mẹ mình. Thấy chồng đứng dậy, Hương chạy lại nói: “Anh về thì tôi cũng về”.
Nhưng anh Hà đã buông câu dọa nạt: “Mày về thì tao giết!”. Thấy chồng giận dữ như vậy, nhưng Hương vẫn chạy theo sau. Anh Hà thấy vợ đi theo thì quay lại đẩy Hương lùi về phía sau, Hương nói: “Có giết được thì cứ giết đi, tôi vẫn về!”. Khi bị anh Hà đẩy lần thứ hai, phẫn uất, Hương nghĩ đến con dao chọc tiết lợn để ở đầu giường, nên chạy đi lấy rồi đâm chồng một nhát vào ngực phải và một nhát vào mạn sườn trái khiến nạn nhân gục xuống.
Nghe tiếng thất thanh của con rể, bà Nụ hốt hoảng từ trong nhà chạy ra thì thấy anh Hà đã bị đâm, máu chảy nhiều nên bà tri hô người đến ứng cứu, đồng thời quay vào mắng con gái. Bà không ngờ, Hương vớ con dao gọt hoa quả rồi tự đâm vào bụng mình. Khi hàng xóm chạy đến thì anh Hà và Hương đều nằm ngất lịm trên vũng máu. Mọi người đưa cả hai đi cấp cứu, nhưng do vết đâm thấu phổi, mất máu cấp nên anh Hà đã tử vong tại bệnh viện. Rất may, Hương và cái thai trong bụng được kịp thời cứu chữa nên đã qua khỏi nguy hiểm.
Nỗi đau thắt lòng của những người trong cuộc
Hơn tám tháng sau, khi đứa con bất hạnh của Hương và anh Hà chào đời được vài tháng thì cũng là lúc phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra. Trong suốt phiên tòa, nước mắt Hương không ngừng rơi khi nhắc đến hành vi tội lỗi của mình. Hương bảo rằng, chính bản thân cũng tự đâm vào bụng, gây thương tích rất nặng và mất rất nhiều máu. Khi mọi nguy hiểm về tính mạng đã qua, cô đã phải chịu nhiều sự giày vò về tinh thần.
Hành vi mất hết lý trí của cô đã phải trả giá khi mà đang nằm ở viện dưỡng thai thì cũng là lúc Hương phải đối mặt và phải trả lời những câu hỏi của cơ quan công an. Hương phải sinh con trong sự tủi hổ và ngày hôm xét xử, nhìn thấy đứa con khát sữa mẹ ngồi phía ngoài khán phòng chờ đợi mà lòng cô quặn thắt.
Tuổi đời còn quá trẻ, Hương chưa ý thức được hết những va chạm dễ xảy ra trong cuộc sống với gia đình nhà chồng và chưa đủ khéo léo để giải quyết những mâu thuẫn với “nửa kia”. Bị chồng và mẹ chồng đuổi về nhà mẹ đẻ, Hương xin chồng tha thứ, cho mình về nhà nhưng bị chồng cự tuyệt. Tức tối, người phụ nữ đang mang bầu đã cầm dao đâm chồng, đồng thời tự đâm vào bụng định kết liễu đời mình cùng đứa con đang mang trong bụng.
Nhưng “màn kịch” này đã không thành hiện thực mà chỉ cướp đi mạng sống của người chồng. Nhận thấy tội lỗi của mình, đã nhiều lần cô đau đớn, bế con đến muốn thắp hương, cầu mong vong linh của chồng tha thứ và đón nhận đứa con bé bỏng, nhưng không được sự đồng ý của gia đình nhà chồng nên Hương đành ngậm ngùi bế con ra về.
Cũng trong phiên tòa xét xử Hương, ông Trịnh Văn Trường, bố đẻ của bị cáo cũng đến dự khán. Ông Trịnh Văn Trường buồn rầu giãi bày: “Biết Hương về nhà ngủ qua đêm, tôi đã dọn dẹp chiếc giường lâu không có người nằm cho con ngủ. Vì Hương đang có thai nên tôi đã để con dao chọc tiết lợn ở đầu giường rồi phủ chiếu lên để đuổi tà ma cho con bé. Chiều 30/11, tôi đang đi kéo lưới bắt cá, không ngờ vụ việc đau lòng này lại xảy ra. Giá như tôi không để con dao ở đó, giá như chiều hôm ấy tôi ở nhà thì mọi việc đã không đau đớn như thế này...”
Cùng tâm trạng với chồng, bà Nguyễn Thị Nụ, mẹ Hương cũng dằn vặt tâm can không kém. Bà đã thốt lên rằng: “Tôi cũng là người có tội”. Gả chồng cho con gái khi con mới 18 tuổi. Mỗi lúc vợ chồng con gái có chuyện mâu thuẫn, bà Nguyễn Thị Nụ đều không hỏi han, khuyên nhủ con cách bồi đắp hạnh phúc gia đình.
Khi thông gia góp ý trong việc dạy bảo con gái hoặc “dắt tay con dâu trả về”, bà Nụ vẫn một mực cho rằng : “Con mình đã gả rồi thì không còn nghĩa vụ”. Thậm chí lúc Hương bị đuổi về, bà Nụ đã tát con, không cho con về nhà mình nữa. Những điều đó vô tình đã đẩy con bà vào tâm lý “tiến thoái lưỡng nan”.
Vụ việc Trịnh Thị Hương cầm dao đâm chồng, ngay tại nhà bà, chính bà Nụ là người đầu tiên nhìn thấy. Bà đau đớn chứng kiến cảnh con rể nằm ngất lịm trên vũng máu, con gái đang mang thai dùng dao tự đâm vào bụng mình. Những hình ảnh đó sẽ ám ảnh bà suốt cuộc đời. Như lời bà nói, chính bà cũng là người có tội trong bi kịch đau lòng này. Giá như bà có trách nhiệm hơn với hạnh phúc của con, sẵn sàng chia sẻ, dạy bảo con gái thì mọi chuyện đã không đi xa như thế.
Ngồi cạnh con gái chờ nghị án, bà đau đớn khóc nấc, ruột gan như cắt khi nhìn thấy con gái bế đứa cháu thơ dại trên tay. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Hương đã phải nhận mức án 12 năm tù giam về tội “Giết người”. Được phép nói lời sau cùng, Hương quay lại bố mẹ chồng gửi lời xin lỗi. Từng giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của người mẹ mới sinh. Phía dưới khán phòng, em bé Trịnh Quỳnh Như (SN 8-4-2010), con gái của bị cáo và bị hại khóc thét từng hồi vì khát sữa mẹ khiến nhiều người tham sự phiên tòa phải rơi nước mắt.
Nhưng trái với những suy nghĩ, những cảm nhận xót xa đau đớn, bà bà Hà Thị Vị, mẹ chồng Hương buông câu chắc nịch: “Tôi sẽ kháng cáo”, nước da đen xạm, khuôn mặt gầy hốc hác, bà Hà Thị Vị vuốt nước mắt kể: “Nhà tôi hiếm con, có cháu Hà là con trai độc nhất, gia đình rất chiều chuộng cháu, cháu còn ít tuổi nhưng biết yêu thương bố mẹ, kính trên, nhường dưới. Ở nhà tôi là người thân thiết với cháu nhất, có chuyện gì vui buồn, cháu đều kể cho tôi nghe”.
Theo lời bà Vị, khi biết Hà có tình cảm sâu sắc và quyết tâm đi đến hôn nhân với Hương, người cùng xóm, thoạt đầu, bà không mấy hài lòng. Nhưng vì con trai nói tình cảm của cậu dành cho Hương là chân thành, nghiêm túc nên bà đã đồng ý hỏi vợ cho con. Nhìn đứa con trai có vợ “người lớn hẳn ra”, biết tính kế làm ăn lâu dài, ông bà Vị mừng lắm. Nhưng niềm vui đó kéo dài không bao lâu khi đứa con dâu hay “cãi” mẹ chồng. Bà Vị hết mực yêu chiều con dâu để con trai vui lòng, song Hương không hề “biết ý”.
Sau vài tháng, hai vợ chồng Hà hay cãi nhau, bà cũng tham gia nhiều lần nhưng không có kết quả. Ngày 29/11/2009, vì con dâu “quá quắt”, bà Vị đã đuổi về nhà bố mẹ đẻ dù biết rằng con dâu đang mang giọt máu của con trai bà. Bà không thể ngờ, đó lại là ngọn nguồn gây nên cái chết oan uổng cho con trai bà vào chiều 30/11, khi chưa đầy một năm ngày con trai bà được hưởng hạnh phúc riêng.
Bà Vị đắng chát: “Vợ chồng tôi mang nặng đẻ đau, nuôi nấng con nên người. Hà là chỗ dựa tinh thần của gia đình tôi, chưa được cậy nhờ gì thì cháu đã ra đi mãi mãi. Gia đình tôi đã vay tiền ngân hàng để mai táng cho cháu nhưng chúng tôi không cần bồi thường về vật chất. Tôi chỉ mong tòa tuyên đúng người đúng tội”.
Bà Vị đã viết đơn kháng án, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, xét thấy 12 năm tù đã tương xứng với hành vi của Hương nên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã tuyên phạt y án sơ thẩm. Thế rồi những ngày này, khi ngồi tĩnh tâm nghĩ lại, tấm thân già gầy guộc nén nỗi đau mất đứa con trai duy nhất, viết đơn xin giảm án cho con dâu để mong đứa cháu nội bớt đi những thiệt thòi khi còn chưa kịp biết mặt cha.
Bảo Nam