Một nữ vương nổi tiếng trong lịch sử
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc xuất thân từ cung nữ bình thường. Bà vốn là tài nhân của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau đó được Đường Cao Tông Lý Trị sủng ái. Khi Lý Trị lên ngôi, bà được phong làm Hoàng hậu, và cuối cùng trở thành Nữ hoàng đế.
Xét ở góc độ trị vì thì thời đại của bà là thời phồn thịnh. Giai thoại cho rằng khi ở bên Lý Thế Dân, Võ Tắc Thiên chỉ là tài nhân và không thấy hướng phát triền nên bắt đầu chuyển hướng mục tiêu sang vị hoàng đế tương lai, Lý Trị. Bằng một loạt thủ đoạn, Lý Trị đã phải lòng Võ Tắc Thiên. Sau khi lên ngôi, việc đầu tiên ông làm là nạp Võ Tắc Thiên làm phi tần, sau đó lập làm Hoàng hậu.
Khi Lý Trị thường xuyên đau ốm thì Võ Tắc Thiên tham gia triều chính. Quyền lực dần dần chuyển vào tay Võ Tắc Thiên. 35 năm sau khi Lý Trị lên ngôi, ông qua đời nhưng Võ Tắc Thiên không soán ngôi mà lập Lý Đán làm hoàng đế, còn bản thân buông rèm nhiếp chính với thân phận Hoàng thái hậu. 7 năm sau, Võ Tắc Thiên cho rằng thời cơ đã chín muồi, liền phế truất Lý Đán và tự mình lên ngôi, trở thành vị nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, lập ra nhà Chu.
Căn phòng thờ Phật sao lại phải bí mật?
Võ Tắc Thiên cho xây căn phòng bí mật chỉ có bà được vào. Các cung nữ và thái giám cố ý vào thì đều bị xử nghiêm khắc bằng hình thức xử tử tại đại điện. Từ đó về sau, không còn ai dám bén mảng đến căn phòng bí mật này nữa và bắt đầu đồn đoán về căn phòng này. Người ta thêu dệt nhiều câu chuyện tai tiếng về căn phòng này. Có tin đồn rằng bà nuôi dưỡng nhiều nam sủng trong đó, bởi vì Võ Tắc Thiên vốn có Trương Dịch Chi, Trương Tông Xương luôn kề cạnh. Lại có người nói rằng Võ Tắc Thiên cất giấu bí kíp trị quốc trong căn phòng này, nếu không thì tại sao một người phụ nữ lại có thể làm hoàng đế, lại còn làm rất tốt?
Nhưng đến năm 705, dưới sự lãnh đạo của Trương Giản Chi, các đại thần phát động cuộc chính biến Thần Long. Võ Tắc Thiên lâm bệnh và già yếu nên phải trao lại quyền lực cho nhà Lý. Giờ đây, quyền lực cũng không còn, bà chán nản và qua đời không lâu sau đó. Sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, mọi người mới mở căn phòng bí mật thì ngỡ ngàng.
Trong căn phòng đó chỉ có một Phật đường, một tượng Phật, hai bên treo chân dung của Lý Thế Dân và Lý Trị. Điều đó khác xa lời đồn đoán thêu dệt và gây ngỡ ngàng.
Có người lý giải rằng Võ Tắc Thiên vào cung từ thời Lý Thế Dân và kính ngưỡng ông vô cùng, thậm chí sùng bái ông. Nhưng cuối cùng bà lại cướp ngôi của nhà Lý nên có lẽ đối với Đường Thái Tông, bà luôn cảm thấy có lỗi. Mà thời phong kiến người ta vốn tin quỷ thần nên có lẽ trước bao lời oán trách của bàn dân thiên hạ về việc bà là nữ vương, bà soán ngôi nên bà thờ Lý Thế Dân như sự cầu xin ông tha thứ, cầu xin ông phù hộ.
Hơn nữa bà thờ Phật vì bà cầu xin mong muốn Phật Tổ phù hộ cho mình không bị "báo ứng" từ tiên đế và phù trợ bà ở vị trí ngôi vàng. Hơn nữa Võ Tắc Thiên luôn thể hiện hình ảnh một người cứng rắn nhưng trong bà vẫn là người phụ nữ. Thời đó phụ nữ ngồi nhiếp chính thì càng nhiều sóng gió nên có lẽ chỉ khi ở trong căn phòng bí mật này, bà mới có thể buông bỏ mọi phòng bị, tìm kiếm một chút bình yên. Có lẽ thế nên bà không muốn ai vào căn phòng này, không muốn ai hiểu được tận cùng suy nghĩ của bà, hiểu sự yếu đuối trong bà. Thà cứ để thiên hạ nghĩ bà cứng rắn để bà dễ trị vì thiên hạ.
Đối với Lý Trị Võ Tắc Thiên cũng nhiều áy náy. Lý Trị là người chồng đã yêu thương bà nhiều năm nhưng sau cùng bà vẫn soán ngôi. Vì vậy, sau khi cha con Lý Thế Dân, Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên đã chọn xây dựng một căn phòng bí mật, treo chân dung của hai người trong đó, để sám hối cho những việc mình đã làm.