Xem mặt những vũ khí hiện đại Việt Nam tiếp nhận trong năm 2013

12:43, Thứ ba 31/12/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng quân đội để đáp ứng nhu cầu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc, năm 2013, Việt Nam đã tiếp nhận hàng loạt vũ khí mới, hiện đại.

1. Tàu tên lửa Molniya

Vào tháng 3 và tháng 4 năm nay, nhà máy đóng tàu Ba Son của Việt Nam đã hạ thủy và thử nghiệm thành công 2 chiếc Molniya theo ký hiệu tương ứng là M1, M2. Việt Nam đã mua giấy phép từ Nga để tự đóng 8 tàu Molniya cho Hải Quân thuộc Đề án 12421.8.

Các tàu Molniya có trọng lượng 550 tấn, chiều dài 51,6 m, rộng 10 m, thủy thủ đoàn 40 người và có thể hoạt động độc lập 10 ngày trên biển. Molniya được trang bị 16 tên lửa chống hạm Kh-35UE. Tên lửa này đạt vận tốc cận âm (1000 km/h), phạm vi bắn vào khoảng 130 km. Hệ thống pháo tự động 76,2 mm (AK-176M) được trang bị cho Molniya sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt nước. Pháo có tầm bắn 15 km, độ cao 11 km, đạn dự trữ 152 viên với tốc độ bắn 120-130 phát/phút. Với việc hạ thủy chiếc tàu tên lửa này đã đánh dấu một bước tiến mới của nền công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam.
2. Máy bay tuần tra biển CASA C-212-400
Vào tháng 7 năm 2013, Việt Nam đã tiếp nhận chiếc máy bay tuần tra biển CASA C-212-400 trong bản hợp đồng với Tập đoàn hàng không Airbus của châu Âu. Chiếc máy bay này sẽ được trang bị cho lực lượng cảnh sát biển.

C-212-400 có chiều dài khá khiêm tốn chỉ 16 m, chiều cao 6,5 m, sải cánh 20 m. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt TPE331-12JR-701C cho phép đạt tốc độ tối đa gần 400 km/h. C-212-400 được trang bị hệ thống Radar hiện đại thích hợp cho việc tuần tra bờ biển.

3. Thủy phi cơ DHC-6

Vào này 29 tháng 10 năm 2013, Việt Nam đã chính thức nhận chiếc thủy phi cơ đầu tiên DHC-6 trong khuôn khổ hợp đồng mà Việt Nam mua 6 chiếc với công ty Viking Air của Canada để trang bị cho lực lượng không quân hải quân. Theo các chuyên gia, DHC-6 được coi là một trong những thủy phi cơ hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Thủy phi cơ DHC-6 bao gồm 2 phi công và 19 chỗ ngồi. Chúng có thể đạt vận tốc 300 km/h, với trần bay tối đa 3 km. DHC-6 có thể cất và hạ cánh ở nhiều dạng đường băng khác nhau từ đường băng chính thức đến đầm lầy, bãi cỏ, mặt nước, nền cát, nền đất…, giúp cho khả năng cơ động và thích nghi tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta. DHC-6 có thể tham gia nhiều mục đích khác nhau, có cả phiên bản trở các quan chức lãnh đạo, hay tìm kiếm, cứu nạn, tuần tra…
4. Tàu ngầm Hà Nội
Ngày 7 tháng 11 năm 2013, Việt Nam đã chính thức ký biên bản tiếp nhận tàu ngầm Hà Nội. Vào ngày 15 tháng 11, con tàu đã chính thức lên đường trở về Việt Nam, dự định sẽ cập cảng Cam Ranh vào đầu tháng 1 năm 2014.
Tàu ngầm Hà Nội thuộc lớp Kilo. Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm này của Nga. Tàu ngầm Hà Nội có chiều dài 74 m, chiều rộng 10 m, mớn nước 6,3 m, số lượng thủy thủ đoàn 52 người. Tàu có thể lặn sâu tối đa tới 300 m. Tàu được trang bị các loại vũ khí hiện đại, tên lửa chống hạm , ngư lôi…Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tiếp nhận những chiếc tàu ngầm tiếp theo và sẽ thành lập lên hạm đội tàu ngầm. Đây là sự kiện đi vào lịch sử không chỉ trong lực lượng Hải quân mà là của cả quân đội ta.

5. Tàu tuần tra DN-2000

Vào tháng 11 năm 2013, Việt Nam đã tiếp nhận tàu tuần tra DN-2000 của Hà Lan để trang bị cho lực lượng cảnh sát biển. DN-2000 có chiều dài 90 m, rộng 14 m, phạm vi hoạt động lên đến 9000 km. Đây là một trong những tàu tuần tra vào loại hiện đại nhất Đông Nam Á.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
TIN MỚI CẬP NHẬT