Sau khi viện Pauster Nha Trang tiếp nhận 17 mẫu bệnh phẩm từ Sở Y tế Quảng Ngãi để xét nghiệm, kết quả xét nghiệm cho thấy ngoài 4 mẫu dương tình với với virus tay, chân, miệng còn xuất hiện 1 chủng virus mới có tên gọi là Enterovirus 71 (EV71).
Chủng virut Enterovirus 71 (EV71).(Nguồn: VOV news) |
Theo Tiến sĩ Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pauster Nha Trang cho biết trên VOV news: bệnh tay, chân, miệng là do chủng virus đường ruột gây ra, thường gặp nhất là virus Coxsaki A16, một týp rất lành tính gây ra và người bệnh tự khỏi sau vài ngày 5 đến 7 ngày, không biến chứng.
Nhưng qua các kết quả xét nghiệm, các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra chủng virus có tên gọi là Enterovirus 71 (EV71)là một chủng virut khác cũng gây ra bệnh tay chân miệng. Đây là chủng virus nguy hiểm hơn virut Coxsakie A16 rất nhiều với đặc điểm đường ruột độc thể cao, gây biến chứng màng não, suy tim... Khi biến chứng bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ.
Enterovirus 71 là một loại virut đường ruột, gây bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh. Một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp.
Chủng virus này lần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói chung.
Theo Thông tấn xã Việt Nam cho biết: tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 524 trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tay, chân, miệng và có 3 trường hợp tử vong.
Dịch bệnh tay, chân, miệng vẫn đang diễn biến phức tạp. (nguồn: Sức khỏe đời sống). |
Theo đó, trên VOV news khẳng định thêm, Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết, trong tháng 5 vừa qua tại TP HCM đã có 1.433 ca mắc bệnh tay – chân – miệng , tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái và gấp hơn 2 lần so với tháng 4 vừa qua.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 ở TP HCM, trung bình mỗi ngày có từ 100 đến 120 trẻ nằm viện điều trị bệnh tay – chân – miệng.
Dịch bệch vẫn đang tiếp tục với những diễn biến phức tạp, trong đó, một điều đáng lo ngại là số ca biến chứng nặng đang ở mức cao với trên dưới 10 ca nặng, điều trị đặc biệt và phải thở máy. Cũng trong tháng 5 TP HCM có 7 trường hợp tử vong do bệnh tay – chân – miệng. Tính từ đầu năm đến nay, số ca tử vong trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã lên tới con số 13.
Để đối phó với dịch bệch, lời khuyên của bác sỹ tới các bậc phụ huynh cần phải thường xuyên vệ sinh tay chân và các vật dụng, đồ chơi của trẻ.
Hiện nay bệnh tay - chân - miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccin phòng ngừa nên cách phòng bệnh tốt nhất là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống, cá nhân cho trẻ thật tốt. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước. Không cần kiêng gió và ánh sáng. Nên cho trẻ mắc bệnh nghỉ học và không cho tiếp xúc với trẻ khác để tránh lây lan bệnh.
(tổng hợp)