Sáng ngày 15/7, 2 bé song sinh Trúc Nhi- Diệu Nhi bước vào ca đại phẫu, "tìm" lại thân thể cho riêng mình sau hơn một năm chị em sống chung với nhau trên một bộ phận.
Trải qua 12 tiếng phẫu thuật "cân não", với trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của gần 100 y bác sĩ, cặp Song Nhi đã được tách rời thành công.
Bên cạnh tin vui này, không ít người có thắc mắc về dấu chấm tròn màu xanh, đỏ được dán trên trán các cháu, trước khi bước vào phòng mổ. Một số người cho rằng đây là cách các bác sĩ đánh dấu để phân biệt 2 bé vì Trúc Nhi và Diệu Nhi rất giống nhau. Thế nhưng, trên thực tế không phải vậy, mà đây chính là cách để các bác sĩ, y tá phân chia công việc trong quá trình diễn ra ca mổ.
Được biết, ê kíp thực hiện phẫu thuật cho 2 chị em song sinh hơn 90 người. Ngoài 30 chuyên gia còn có hơn 60 y bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên bệnh viện Nhi đồng TP sẽ được chia thành 2 tốp, 1 dán stiker màu xanh và 1 dán stiker màu đỏ. 2 top sẽ làm việc chung trong ca mổ tách dính.
Khi 2 bé được tách rời thành công, đội ngũ sẽ phân thành 2 ê kip khác nahu theo đúng màu trên áo. Những bác sĩ dán sticker màu đỏ sẽ tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật cho bé Trúc Nhi, còn những ai dán sticker màu xanh sẽ giúp tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật cho bé Diệu Nhi.
Điều đặc biệt, GS.BS Trần Đông A, là một trong 9 cố vấn của ca mổ liên tục có mặt ở hai phòng mổ của Trúc Nhi- Diệu Nhi, vì trên áo của vị bác sĩ này có gắn cả sticker màu xanh và màu đỏ.
Về cặp song sinh Trúc Nhi- Diệu Nhi, sau khi thực hiện tách rời thành công, lúc 18h40 cùng ngày, bé Trúc Nhi được các bác sĩ hoàn tất khâu tạo hình cuối cùng và khâu vết mổ, bó bột. Hiện tại, 2 chị em đều đã được ra khỏi phòng mổ. Các bé được chuyển khoa Hồi Sức Ngoại an toàn và tiếp tục được theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe sau mổ.
Trúc Nhi và Diệu Nhi là trường hợp song sinh dính nhau vùng bụng chậu với bốn chân tách rời theo kiểu Ischiopagus Tetrapus (Quadripus) cực kỳ hiếm gặp. Hơn một năm trước, vào sáng ngày 7/6/2019, 2 bé gái sơ sinh chào đời trong tình trạng dính liền nhau ở vùng bụng, với tứ chi đầy đủ, 2 cơ quan sinh dục, 1 hậu môn.
Ước tính trên thế giới, tỷ lệ song sinh dính nhau là một trên 200.000 trẻ sinh sống. Trong số đó, chỉ 6% là dính nhau kiểu Ischiopagus Tetrapus.