Người làm đại sự cũng là người có tâm trí lớn, có lòng bao dung độ lượng, biết nhìn xa trông rộng, như vậy mới có thể thành công.
Ngoài ra, họ còn phải có tấm lòng biết cảm ơn sâu sắc đối với thế gian, với vạn vật vạn sự, đặc biệt là đối với những người tương trợ mình trong cuộc đời. Đương nhiên lòng cảm ơn này không phải thể hiện trên chót lưỡi đầu môi, mà là xuất thể hiện từ sâu thẳm nội tâm khi nhớ đến ân đức của họ.
Dưới đây là 10 tố chất cần có để thành công:
1. Nhẫn được sự cô đơn
Người muốn thành công ắt phải chịu được sự cô độc, đặc biệt là trên con đường bước đầu sáng lập sự nghiệp của mình. Có những lúc vì để đạt được một mục tiêu nào đó, có thể trong lúc mọi người đang vui vẻ nghỉ ngơi, thì họ lại phải cật lực làm việc, phải cô đơn nỗ lực một mình. Tuy nhiên khi vượt qua giai đoạn đó rồi thì thành tựu mà họ có được lại là điều khiến người người ao ước.
2. Chịu được sự lạnh lẽo
Vì cuộc sống, vì công việc, vì sự nghiệp nên nhiều lúc người thành công không thể ở bên gia đình, ở bên những người thân yêu của mình. Ngược lại họ phải dùng rất nhiều thời gian để lao động, để làm việc. Bạn có thể chịu đựng được điều này hay không?
3. Vượt được sự thống khổ
Đời người không thể cứ mãi thuận buồm xuôi gió, trên đường đời gặp khổ nạn chông gai đó là điều đương nhiên. Khi con người ta đối diện với thống khổ thì thường sẽ có hai loại kết cục, một là ủy lụy tiêu trầm mà gục ngã, hai là mạnh mẽ hơn xưa, tiến về phía trước.
Vậy nên, muốn thành công, nhất định phải chịu được thống khổ.
4. Người thành công đam mê với những gì họ làm
Sự đam mê dẫn đầu trong danh sách này vì: “Nếu bạn yêu những gì bạn đang làm, sẽ dễ dàng hơn nhiều để phát triển 7 yếu tố còn lại” – St. John viết.
Có hai tuýp người: “Người cạnh tranh” và “người tìm kiếm”. Những “người cạnh tranh” sớm biết họ muốn gì và có thể bắt đầu hành trình của mình từ thời trẻ. Đa số mọi người thường là “người tìm kiếm”, họ sẽ phải khám phá ra thứ mình thích.
Một cách đơn giản để hỏi xem một người đã xác định được đam mê của mình chưa là hỏi “Bạn có làm nó khi rảnh rỗi không?”. Nếu câu trả lời là có, họ đã tìm ra. “Những người thành công đi theo trái tim, không phải ví tiền” - St. John viết - “Nhưng cuối cùng, tiền cũng ở trong ví của họ”.
5. Người thành công làm việc trong khi vẫn đang thư giãn
Làm việc chăm chỉ là yếu tố quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào, nhưng điều quan trọng là vẫn cần thấy vui vẻ trong khi làm việc.
St. John viết ông đã từng đọc được bài báo nói rằng không có sự liên hệ nào giữa thành công và số giờ làm việc, nhưng ông phản đối ý kiến này. Mỗi người thành công ông phỏng vấn đều làm việc chăm chỉ trong nhiều giờ. Hơn cả số thời gian làm việc bình thường là 9h sáng đến 5h chiều, một ngày của họ kéo dài từ 5h sáng đến 9h tối, ví dụ như Oprah Winfrey.
Nhưng điều quan trọng là những người thành công tránh được sự áp lực, họ thật sự tìm thấy niềm vui trong khi làm việc. Trong trường hợp này, quy luật 80/20 là có nghĩa là 80% công việc của bạn phải mang lại niềm vui, chỉ 20% còn lại nên bao gồm sự căng thẳng mà thôi.
6. Người thành công tập trung vào một lĩnh vực
Tập trung là chìa khóa. Để thành công, sẽ là quan trọng khi xác định rõ lĩnh vực bạn muốn làm và cố gắng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, không ôm đồm và quá đa dạng. Hãy chọn đúng lĩnh vực để tập trung, nghĩ rộng hơn và hướng mũi tên vào một điểm tập trung cụ thể.
“Chúng ta có hàng triệu thứ trong tâm trí mỗi ngày” – St. John viết – “Nhưng ta không thể thành công trong một triệu thứ được, đã đủ khó để thành công trong một việc rồi”. Một ví dụ được St. John nhắc đến là nhà đầu tư bậc thầy Warren Buffett: “Tất cả những gì ông ấy cố gắng giỏi là đặt tiền vào đúng chỗ”.
7. Vượt qua cảm giác thất bại
Có câu: “Thất bại là mẹ thành công”, mỗi một lần thất bại, mỗi một giọt nước mắt cũng giống như một phần sức mạnh đang bồi đắp cho ta. Vậy nên trên đường đời của người thành công không thể không nếm trải sự thất bại. Kỳ thực khi gặp trở ngại, khi gặp khó khăn tưởng chừng như không thể nhẫn chịu, nhưng chỉ cần chúng ta gắng chịu thì nhất định rồi cũng sẽ qua. Có câu: “Trời không tuyệt đường hậu của ai bao giờ”, nhất định đều có lối thoát. Một người sau khi trải qua vô số lần thất bại thì còn gì có thể ngăn cản sự kiên trì của họ?
8. Vượt qua cám dỗ
Làm người đối nhân xử thế nhất định phải chu toàn, kiên định với lý tưởng của mình. Chỉ cần đó là việc ngay chính thì phải kiên trì tới cùng, sợ gì những khổ nạn trước mắt? Không những vậy, khi đối diện với cám dỗ, nhất định phải thanh tỉnh mà vượt qua. Người không vượt qua được cám dỗ thì không thể thành công, không thể làm việc lớn. Cuộc sống đâu đâu cũng có cám dỗ, luôn theo ta như hình với bóng, thế nên người không có định lực sẽ chẳng thể chiến thắng nó, ắt cũng không đủ bản lĩnh mà gánh vác việc lớn.
9. Chịu được sự đả kích
Khi đối diện với sự đả kích của người khác hết lần này rồi tới lần khác, bạn có thể chịu đựng được hay không? Nếu muốn thành công thì ắt phải chịu được sự đả kích, không những vậy còn phải không dao động, kiên trì với chính kiến của mình.
Kỳ thực, bất luận là một cá nhân, hay một đoàn thể, nếu như không thể kiên định trong đả kích thì ắt sẽ bại vong.
10. Chịu được việc mất thể diện
Thể diện của mình do mình tự tạo chứ không phải do người khác ban tặng. Vậy nên nếu bản thân sợ mất thể diện, đôi khi lại là nguyên nhân khiến mình mất đi thể diện. Thực tế đôi khi rất phũ phàng, người sợ thất bại lại thường hay thất bại, kẻ sợ mất mặt kết quả lại thường mất mặt, và người sợ đau khổ cuối cũng lại phải khổ đau.
Thế nên, người thành công khi đã xác định được mục tiêu của mình thì họ sẽ kiên trì đến cùng để đạt được mục tiêu đó. Trong quá trình tiến bước, họ sẽ chẳng màng những lời ra tiếng vào, những hiểu nhầm chê bai. Bởi kết quả sau cùng chính là câu trả lời tốt nhất.