Huyệt Bách Hội
Tên gọi: Huyệt là nơi các đường kinh Dương họp lại vì vậy gọi là Bách Hội.
Vị trí: Gấp 2 vành tai về phía trước, huyệt ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc giữa đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy 1 khe xương lõm xuống.
Khi bị đánh trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
Huyệt Thần Đình
Tên gọi: Não là phủ của nguyên thần, Huyệt ở vị trí chính giữa phía trước tóc, coi như cửa của đình, vì vậy gọi là Thần Đình.
Vị trí: Ở sau chân tóc trán 0, 5 thốn. Nơi người trán hói, lấy ở huyệt Ấn Đường thẳng lên 3, 5 thốn.
Khi bị đánh trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
Huyệt Thái Dương
Vị trí: Ở chỗ lõm phía sau lông mày nơi có đường mạch xanh của Thái dương. Hoặc phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt ước 1 tấc, nơi chỗ hõm sát cạnh ngoài mỏm ổ mắt xương gò má đè vào có cảm giác ê tức có khi thấy rõ mạch máu nổi lên.
Tác dụng: Sơ giải đầu phong, thanh nhiệt, minh mục.
Khi bị đánh trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
Huyệt Nhĩ Môn
Tên gọi: Huyệt ở vị trí huyệt ngay trước của tai vì vậy gọi là Nhĩ Môn.
Vị trí: Ở ngay phía trước rãnh trên bình tai, đầu trên chân bình tai, nơi cơ tai trước.
Khi bị đánh trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
Huyệt Tình Minh
Tên gọi: Huyệt có tác dụng làm cho con ngươi mắt sáng lên, vì vậy gọi là Tình Minh
Vị trí: Cách đầu trong góc mắt 0, 1 thốn, tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
Khi bị đánh trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
Huyệt Nhân Trung
Tên gọi: Theo các sách xưa, môi trên được gọi là Nhân trung, huyệt nằm ở vùng rãnh mũi – môi nên gọi là Nhân Trung hoặc Thuỷ Câu.
Vị trí: Tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung, giữa đáy rãnh.
Khi bị đánh trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
Cột sống cổ
Vị trí: Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống từ C1 cho tới C7, liên kết với nhau nhờ đĩa đệm.
Tầm quan trọng: Đối với cơ thể, cột sống cổ có 3 vai trò chủ chốt không thể thay thế:
– Thứ nhất, đây là bộ phận được ví như chiếc “giá đỡ” để chống đỡ cho đầu, nối liền đầu và lưng.
– Thứ hai, cột sống cổ có công dụng bảo vệ tủy sống cùng hệ thống dây thần kinh và mạch máu.
– Thứ ba, cột sống cổ là đòn bẩy vận động cho loạt các hoạt động như quay đầu, ngửa đầu, cúi đầu…
Biện pháp bảo vệ: Khi cột sống cổ bị đau, không ít người thường tìm cách massage, đấm bóp để các cơn đau thuyên giảm. Nhưng trên thực tế, cách thức này không những không có tác dụng mà còn có nguy cơ tạo thành những tổn thương cho bộ phận này, thậm chí gây tê liệt.
Khi bị tổn thương bên ngoài cột sống cổ trước tiên nên đặt bệnh nhân nằm trên đất bằng, cố gắng cố định phần đầu của bệnh nhân, không được lắc lư và càng không nên tùy tiện massage để tránh gây tổn thương tới thần kinh.
Động mạch tứ chi
Vị trí: Là động mạch phía trên cánh tay và ở đùi, đây đều là những vị trí có lớp da mỏng hơn các chỗ khác.
Tầm quan trọng: Các động mạch tại tứ chi do có lớp da mỏng nên không những dễ bị thương mà còn dễ vì xuất huyết quá nhiều gây tử vong. Nếu lượng máu xuất huyết vượt quá 30% lượng máu trong cơ thể thì có thể nguy hại tới tính mạng.
Biện pháp bảo vệ: Nếu xuất hiện vết thương lớn ở động mạch tứ chi, trước tiên cần ấn chặt vào động mạch chỗ gần tim để nhanh chóng cầm máu sau đó nhanh chóng dùng khăn tay, khăn mặt hoặc băng gạc sạch buộc chặt phần trên của tứ chi.
Trái Tim
Vị trí: Tim nằm ở vùng giữa ngực, giữa lá phổi bên phải và bên trái và hơi nghiêng về bên trái
Tầm quan trọng: Chắc chắn không ai không hiểu được tầm quan trọng của trái tim. Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch, đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất.
Biện pháp bảo vệ: Khi tim bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn tới những triệu chứng như hôn mê, tứ chi co quắp, tim ngừng đập, ngừng hô hấp… Nếu xuất hiện tình trạng trên cần gọi cấp cứu và thực hiện các thao tác hô hấp nhân tạo. Nếu bị vũ khí đâm vào cơ thể tránh không được rút ra. Trước tiên cần dùng khăn bông, băng gạc băng bó vết thương.
Thận
Vị trí: Thận là cơ quan tiết niệu nằm trong khoang bụng sau, ngang thắt eo gồm 2 quả hình hạt đậu nằm đối xứng nhau qua cột sống lưng.
Tầm quan trọng: Đây là cơ quan nội tạng giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể. Với nhiệm vụ chính là lọc máu và chất lỏng trong cơ thể thông qua hàng triệu tiểu cầu thận.
Đây là cơ quan cũng rất dễ bị thương, nếu chấn thương phía ngoài nghiêm trọng có thể dẫn tới vỡ thận gây xuất huyết trong bụng.
Biện pháp bảo vệ: Người già cần hết sức chú ý để không bị ngã. Nền nhà không nên quá trơn, không nên có dây điện và những vật dụng bài trí cần hạn chế tối đa để không có những góc sắc nhọn. Người già cần đi lại nhẹ nhàng không từ từ không nên vội vàng: Hằng ngày nên tăng cường vận động chi dưới, mưa gió không nên đi ra ngoài.
Ngoài tim và thận nếu những cơ quan nội tạng khác bị thương nặng cũng có thể gây nguy hại:
– Nếu phổi bị thương sẽ làm không khí lấp đầy trong lồng ngực dẫn tới căng tràn khí màng phổi;
– Gan và lá lách mặc dù được xương sườn bảo vệ tuy nhiên đây là hai cơ quan cũng vô cùng yếu đuối dễ bị tổn thương. Khi bị vỡ dễ gây ra xuất huyết lớn trong khoang bụng, mất máu quá nhiều cũng có thể nguy hiểm.