Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh động mạch vành

( PHUNUTODAY ) - Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh động mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành

Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh mạch vành. Trong đó, một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống và/hoặc uống thuốc, bao gồm:

- Cholesterol trong máu cao

- Hút thuốc lá

- Huyết áp cao

- Bệnh đái tháo đường

- Ít hoạt động thể chất

- Béo phì

- Chế độ ăn uống không lành mạnh

Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành không thể kiểm soát bao gồm:

- Tuổi cao

- Dân tộc

- Lịch sử gia đình

- Tiền sử bệnh.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh động mạch vành

27.cach-phong-ngua-mach-vanh-phunutoday.vn

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh mạch vành:

Bỏ hút thuốc;

Tránh các thực phẩm chế biến và thực hiện chế độ ăn ít chất béo, ít muối và ít đường;

Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn bị tiểu đường;

Tập thể dục thường xuyên (nhưng nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục).

Những thực phẩm giúp phòng tránh bệnh mạch vành

Đậu nành:

Đậu nành có chứa có tỉ lệ protein 40%, lipid 20%. Ngoài ra, trong đậu nành có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E, chất xơ và chất isoflavone, tác dụng như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn không để các các gốc tự do tấn công cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Những món chay chế biến với đậu hũ thường gặp như: đậu hũ cuốn bắp, đậu hũ kho gừng, đậu hũ hấp, đậu hũ nướng, đậu hũ kho trần bì, đậu hũ chiên giòn, đậu hũ chiên sả, nấu củ năng, nấu chao...

Gạo và ngũ cốc nguyên hạt:

Ăn gạo và ngũ cốc tốt nhất nên dùng loại nguyên hạt, không bị xay xát quá kỹ, hoặc dùng gạo lứt còn nguyên mầm và lớp cám bao quanh.

Rau, củ, trái cây:

Ăn nhiều rau, trái, đậu, hạt. Ít nhất phải được 300g rau trái mỗi ngày.

Rau củ, trái cây, đậu hạt các loại sẽ cung cấp những vi chất phytonutrients, phytochemicals… rất có ích sức khỏe.

Rau thơm và gia vị cũng chứa nhiều vi chất có tính chống oxy hóa (antioxidants).

Những loại rau trái có màu càng đậm (xanh lục, vàng, cam, đỏ, tím…) thì càng chứa nhiều phytonutrients hơn. Nên lựa chọn các loại rau và trái cây có màu sắc rực rỡ: đỏ (như: ớt chuông, cà chua, nho đỏ, dâu tây, táo, anh đào…), vàng (chuối, đu đủ, gấc…), tím (nho tím, mâm xôi, cà tím…). Những loại thực phẩmnày chứa nhiều flavonoids, có tác dụng chống oxy hóa.

Thường xuyên dùng hai đến ba phần ăn trái cây hay rau đậm màu mỗi ngày cũng đủ giúp giảm rủi ro bị ung thư và đau tim.

Nên ăn rau dưa tươi và không nên dùng rau dưa muối.

Trà xanh: các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa trong trà xanh rất có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư.

Hàu, sò, ốc, hến: những hải sản có hàm lượng kẽm, protein, omega-3 cao và ít cholesterol.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng hến, hàu, ốc, sò có chứa tyrosine, nhiều acid amin, giúp cải thiện tâm trạng và kiểm soát mức độ căng thẳng. Con trai cũng có hàm lượng acid béo omega-3, acid folic và vitamin B12 cao, những dưỡng chất này có ích cho người bị bệnh tim mạch, giúp đối phó với sự bối rối, hồi hộp, mệt mỏi.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn