13 tác dụng kì diệu của hạt vừng khiến chị em bất ngờ

( PHUNUTODAY ) - Vừng không còn là thực phẩm xa lạ trong gia đình việt nhưng không phải ai cũng biết hết tác dụng của nó trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc

Tri-nam-da55

Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.

2. Chữa đầy chướng bụng

Chướng bụng do gười bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.

3.Huyết áp

cong-dung-hat-chia-1

Một số nghiên cứu đã chứng minh được dầu mè có thể làm giảm huyết áp cao, giúp hệ thống tim mạch hoạt động nhẹ nhàng hơn, đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, Magie được biết tới như một thần dược giãn mạch máu giúp giảm huyết áp cao, vì vậy mà magie có trong dầu mè cũng có tác dụng như thế. Có thể bạn không biết, hàm lượng magie trong dầu mè trong 1 khẩu phần ăn cung cấp cho cơ thể 25% nhu cầu magie hàng ngày của bạn. Con số này không nhỏ phải không?

4. Phòng chống ung thư

Với giá trị dinh dưỡng cùng các vitamin, khoáng chất có trong hạt vừng thì không ai có thể phủ định khả năng phòng chống ung thư của loại hạt nhỏ bé này. Bên cạnh các khoáng chất thì hạt vừng còn chứa axit phytic là một hợp chất chống ung thư mà ít ai biết tới và nó hoạt động như một chất chống oxi hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Do đó mà không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư, hợp chất này còn giúp cơ thể tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện và ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn chặn các bệnh liên quan đến rối loạn nhận thức. Một số loại bệnh ung thư mà hạt vừng có thể ngăn ngừa được là ung thư bạch cầu, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.

5. Kiểm soát bệnh tiểu đường

vung-den-gup-da-dep-toc-lau-bac

Một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của magie và các khoáng chất trong hạt vừng, các sản phẩm từ hạt vừng có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát bệnh tiểu đường ở mọi tình trạng khác nhau. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng dầu mè có những tác động tích cực trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Dầu mè có thể cải thiện và nâng cao tác động của thuốc điều trị tới tình trạng bệnh, điều hòa lượng insulin và glucose trong cơ thể, từ đó có thể kiểm soát tình hình bệnh lý.

6. Đường tiêu hóa

Cũng như các loại hạt khác, trong hạt vừng có chất xơ. Chất xơ giúp cho đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn, giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Do vậy mà cơ thể cũng tránh được các loại bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, các bệnh về ruột già và đồng thời phòng chống ung thư đường tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn là địch thủ của cholesterol LDL nguy hại từ thịt động vật, chất xơ loại bỏ những cholesterol có hại đó ra khỏi cơ thể giúp bạn phòng tránh được các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch.

7.Chữa sản phụ thiếu sữa.

loi-ich-cua-me-den-doi-voi-me-bau1_800x400

Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.

Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.

8. Chữa viêm mũi mạn tính

Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.

9.Chữa táo bón

Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.

Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.

10. Sức khỏe xương

Hàm lượng cao các chất khoáng chất cần thiết trong hạt vừng như kẽm, canxi và phốt pho có tác dụng cải thiện sức khỏe xương của cơ thể. Các khoáng chất này có thể bổ trợ quá trình tái tạo và cung cấp canxi cho xương, phòng chống bệnh loãng xương.

11. Chống viêm nhiễm

Đồng có trong hạt vừng có rất nhiều tác dụng, một trong số đó là hỗ trợ giảm đau do viêm xương, khớp, cơ bắp; nó cũng có thể làm giảm tình trạng bệnh viêm xương, khớp, cơ bắp. Hơn nữa, đồng là khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ thành mạch mạch máu, xương và khớp. Thêm vào đó, đồng là yếu tố cần thiết cho sự hấp thu hợp chất sắt ở cơ thể.

12. Bảo vệ dưới các tác nhân bức xạ

Sesamol là một hợp chất có trong hạt vừng và nó có thể bảo vệ ADN khỏi tác động của các tác nhân bức xạ. Bức xạ có thể do những tình huống tình cờ hoặc trong quá trình điều trị bệnh bằng hóa trị hay xạ trị. Hạt mè có thể bảo vệ ADN khỏi biến đổi bức xạ, từ đó ngăn ngừa ung thư hay các bệnh lý liên quan tới biến đổi ADN.

13. Sức khỏe răng miệng

Hạt vừng có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe răng miệng. Khi chà bột vừng hoặc vừng giã lên răng sẽ giúp bạn kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn bám trên răng. Đặc biệt là hạt vừng có thể ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn chính gây ra sâu răng là vi khuẩn Streptococcus.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn