1. Nhiệt độ nước quá cao
Quần áo sẽ giữ form và màu sắc tốt hơn nếu được giặt đúng nhiệt độ. Chọn chế độ nước ấm hoặc mát cũng có thể giặt sạch bụi bẩn ngang với nước nóng, với điều kiện máy giặt và chất tẩy rửa tốt. Chỉ những thứ như vải lanh hoặc khăn tắm mới có thể giặt được ở 90 độ C để khử trùng. Còn lại thì để giữ độ bền cho quần áo nên chọn chế độ nước nóng thấp hơn 80 độ C.
2. Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt đắt tiền
Nhiều người thường tìm mua các loại bột giặt, nước giặt nhiều tiền với mong muốn có thể đánh bay mọi vết bẩn. Tuy nhiên, để quần áo trông sáng hơn và hạn chế cặn xà phòng bám trên quần áo sau khi giặt, bạn có thể thay thế bằng những chất liệu rẻ tiền dễ kiếm khác như tẩy trước bằng nước chanh và muối. Bởi nước chanh được sử dụng để làm cho quần áo mềm và thơm hơn.
3. Phân loại quần áo không đúng cách
Ngoài việc phân loại quần áo dựa trên màu sắc, bạn cũng nên chú ý tới chất liệu vải. Ví dụ, quần áo vải nỉ (polar freece) nên được giặt riêng. Ngoài ra, không nên giặt chung khăn với quần áo bằng sợi tổng hợp vì mỗi loại vải cần có chế độ giặt khác nhau để sạch hoàn toàn.
4. Giặt lẫn tất với quần áo
Một trong những nhiệm vụ mệt mỏi nhất sau khi giặt quần áo là tìm những chiếc tất để ghép chúng thành đôi. Vậy tại sao bạn không giặt tất riêng để đỡ mất công đi tìm chúng?
5. Giặt quá nhiều quần áo cùng một lúc
Bắt máy giặt làm việc quá tải có thể dẫn đến sự cố khiến máy ngừng hoạt động. Hơn nữa, việc giặt quá nhiều quần áo cùng một lúc cũng khiến chúng không được giặt sạch và làm giảm tuổi thọ của máy.
6. Tẩy vết bẩn quá kỹ
Đừng ngạc nhiên nếu phát hiện lỗ thủng trên quần áo, bởi đó vốn là kết quả của việc chà xát các vết bẩn quá mạnh. Thực ra bạn hoàn toàn có thể làm sạch các vết bẩn một cách nhẹ nhàng. Cách tốt nhất để tránh những lỗ thủng trên quần áo là đặt một tấm vải sợi màu trắng lên trên vết bẩn và ngâm nó.
7. Không kéo khóa quần áo
Nhớ kéo khóa quần áo trước khi giặt bởi khóa kéo có thể làm rách quần áo hoặc móc vào lồng máy giặt, gây hỏng máy vì vậy nhớ kéo khóa trước khi cho đồ vào máy giặt.
8. Cài cúc áo sơ mi
Ngược lại không nên cài cúc áo sơ mi, cũng như trang phục khác, vì lực xoay của lồng giặt có thể làm kéo căng áo, làm đứt cúc và khiến quần áo bị xộc xệch.
9. Quá nhiều chất tẩy rửa hoặc chất làm mềm
Sự dư thừa chất tẩy rửa có thể làm tắc khoang chứa chất tẩy và gây ra mùi khó chịu, quá nhiều chất làm mềm làm cho quần áo khó sạch hơn. Vì vậy hãy đọc kỹ liều lượng được chỉ định trên bao bì và đừng quên sử dụng cốc đong. Nếu đồ giặt của bạn thực sự bẩn thỉu, hãy sử dụng chế độ giặt trước hoặc chạy 2 chu kỳ.
10. Giặt lẫn tất với quần áo
Một trong những nhiệm vụ mệt mỏi nhất sau khi giặt quần áo là tìm những chiếc tất để ghép chúng thành đôi. Vậy tại sao bạn không giặt tất riêng để đỡ mất công đi tìm chúng?
11. Sử dụng quá nhiều bột giặt
Bột giặt tạo ra quá nhiều bọt thậm chí còn khiến quần áo của bạn bẩn hơn, đặc biệt ở phần cổ áo thay vì được giặt sạch. Cho quá nhiều xà phòng dẫn đến nhiều bọt xà phòng không tan hết. Bọt xà phòng thu thập các vết bẩn khi giặt và đọng lại trên quần áo sau khi máy đã giặt xong. Vì vậy chỉ dùng lượng bột giặt vừa đủ thôi nhé.
12. Giặt đồ lót bằng máy
Nếu chọn chế độ giặt tự động, áo ngực nhanh chóng gião và mất phom, vì vậy tốt nhất là giặt bằng tay. Điều tương tự cũng áp dụng đối với đồ lót ren và đồ bơi.
Ngược lại, quần nylon có thể được giặt trong máy nếu tuân theo một số quy tắc đơn giản: Sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt để chế độ vải mỏng; Nhiệt độ nước 30-35 độ C và ở tốc độ thấp; Đặt quần vào túi giặt; Lộn mặt trái quần ra ngoài.
13. Chỉ giặt gối và chăn một lần
Gối và chăn bông thường giữ nhiều bọt hơn quần áo. Vì vậy, nếu giặt gối và chăn lông vũ bằng máy giặt nên giặt hai lần liên tiếp. Sau lần giặt thứ nhất, chăn, gối vẫn có thể còn dính bọt xà phòng bên trong mà chưa được làm sạch. Lần giặt thứ hai (không dùng xà phòng) sẽ giúp gột rửa toàn bộ bọt trong chăn và gối.
14. Giặt vải bò quá thường xuyên
Các nhà sản xuất quần áo vải bò thường khuyến cáo không nên giặt máy để giữ màu cho quần áo lâu hơn. Nếu sử dụng máy thì chỉ nên dùng trong khoảng thời gian 2 đến 6 tháng tùy thuộc vào tần suất bạn mặc quần jean và các đặc điểm riêng của cơ thể.
15. Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt đắt tiền
Nhiều người thường tìm mua các loại bột giặt, nước giặt nhiều tiền với mong muốn có thể đánh bay mọi vết bẩn. Tuy nhiên, để quần áo trông sáng hơn và hạn chế cặn xà phòng bám trên quần áo sau khi giặt, bạn có thể thay thế bằng những chất liệu rẻ tiền dễ kiếm khác như tẩy trước bằng nước chanh và muối. Bởi nước chanh được sử dụng để làm cho quần áo mềm và thơm hơn.
16. Không vệ sinh máy giặt thường xuyên
Bụi bẩn, cặn bã từ chất tẩy rửa, và tất cả mọi thứ tích tụ bên trong máy giặt theo thời gian sẽ sớm dính vào quần áo của bạn, dẫn đến mùi hôi và vết bẩn trắng. Để ngăn chặn điều này, hãy làm theo một vài quy tắc bảo trì đơn giản:
- Làm sạch máy sau mỗi lần giặt.
- Loại bỏ chất tẩy còn lại khỏi miếng đệm cao su trên cửa sau mỗi lần giặt.
- Rửa sạch bình chứa chất tẩy rửa thường xuyên.
- Khoảng một tháng một lần, hãy chạy không tải bằng bột giặt và giấm để khử trùng.