Rocket24 hôm 22/4 đưa tin, hàng triệu bao cao su của Trung Quốc được phân phát miễn phí tại Cộng hòa Ghana, Tây Phi vừa bị thu hồi vì bị thủng hoặc dễ rách.
[links()]
Cộng hòa Ghana phải thu hồi hơn 200 triệu bao cao su không đạt chất lượng do Trung Quốc sản xuất. |
Cũng theo trang Record của Trung Quốc, có tới hơn 200 triệu bao cao su do Trung Quốc sản xuất được gửi tới Ghana trong nỗ lực thúc đẩy tình dục an toàn và giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn tại nước này.
Tờ báo The Guardian của Anh cho biết rất nhiều bao cao su “quá nhỏ” và không được bôi trơn đúng tiêu chuẩn, nghĩa là chúng rất dễ bị rách hoặc nổ khi sử dụng, khiến chúng trở nên vô dụng, không đảm bảo được an toàn, dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn tăng cao, thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cục Dược phẩm và Thực phẩm của Ghana đang đưa ra thông báo thu hồi toàn bộ số bao cao su này trên khắp cả nước đồng thời kêu gọi các tổ chức viện trợ và y tế nhận thức sự nguy hiểm về việc sử dụng chúng.
Trung Quốc cũng từng dính bê bối với bao cao su vào năm 2009 khi báo chí Mỹ cảnh báo người dân trong nước về bao cao su giả xuất xứ từ Trung Quốc sau khi có tin mặt hàng này xuất hiện nhiều nơi trên đất Mỹ.
Tháng 11 năm đó, các điều tra viên tại tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc đã tiết lộ thông tin về việc họ phát hiện một xưởng sản xuất bao cao su giả ở thành phố Shaoyang, chuyên cho ra lò các sản phẩm chất lượng rất kém nhưng lại nhái nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Tại hiện trường xưởng sản xuất rộng chỉ 20m2, nhiều bao cao su bẩn thỉu được phát hiện nằm vương vãi trên sàn nhà. Cạnh đó là các can đựng dầu thực vật, các thùng phi cỡ lớn dùng để ngâm bao cao su và 8 công nhân mình trần trùng tục. Hàng ngày từ 8 giờ sáng tới 6 giờ chiều, công việc chính của các lao động trên là bôi trơn bao cao su dỏm bằng dầu thực vật để khiến chúng có vẻ ngoài mịn màng, sáng sủa như hàng xịn. Tiếp đó họ đóng gói các bao cao su này vào bao mà không buồn quan tâm tới vấn đề tiệt trùng.
Một sĩ quan cảnh sát thuộc Sở Công an Shaoyang cho biết, phần lớn các BCS được bán qua các giao dịch trên mạng Internet hoặc cho các thương lái ở Bắc Kinh, Đông Quan, Yết Dương và cả khu vực Đông Nam Á.
Trong một trường hợp khác ở miền nam Trung Quốc, người ta còn tái sử dụng bao cao su đã qua sử dụng để trở thành chun buộc tóc.
“Người sử dụng có thể bị nhiễm AIDS, mụn rộp hoặc các bệnh lây nhiễm khác nếu họ cầm những dây chun đó hoặc ngậm chúng trong mồm khi túm tóc lại thành búi” – một bác sĩ da liễu nói trên tờ China Daily.
- PV (Tổng hợp)