Bài học đầu tiên: Trầm tĩnh trước thế cuộc, bất biến giữa dòng đời vạn biến
Khi bước vào tuổi trung niên, con người cần phải ghi nhớ một đạo lý rằng: Thủy triều lên rồi sẽ xuống, trăng có lúc khuyết lúc tròn, tâm người nếu vui buồn theo nhân tình thế thái sẽ mệt mỏi vô cùng, luôn bị đeo bám với phiền não. Vậy nên tuổi trung niên, trầm tĩnh mới là cảnh giới tinh thần cao nhất trong cuộc đời, để được an lạc hạnh phúc. Chuyện gì cũng vậy, đừng vui quá, cũng đừng quá buồn. Hãy như một dòng nước tinh lành, bất biến giữa dòng đời vạn biến.
Bài học số hai: Biết cách chấp nhận, không tham lam mưu cầu
Khi bước vào tuổi trung niên, con người biết cách chấp nhận: Những thứ mình không thể có được, những điều không may, và thậm chí là những điều bất hạnh. Có như vậy, ta mới có thể lạc quan, không đau lòng, buồn tủi. Phật dạy: Con người là khách trọ hồng trần, thân xác chỉ là đi mượn, tiền bạc chỉ là phù du. “Thuận theo tự nhiên”, “được mất tùy duyên”, đừng tham lam, tranh đoạt. Tự đứng trên đôi chân của mình, chân chính hành xử mới có thể hạnh phúc.
Bài học số ba: Mở rộng tấm lòng, bao dung với thiên hạ
Khi bước vào tuổi trung niên, con người hãy mở rộng tấm lòng, bao dung với thiên hạ. Nên nhớ: "Nhân vô thập toàn", con người không ai hoàn hảo. Vậy nên thay vì soi xét quá mức, hãy rộng lượng một chút. Đừng ôm trong tâm nỗi hận thù quá sâu, chỉ khiến tâm can ngày đêm bị dày vò, đau đớn. Tuổi trung niên, nếu từ bi hỉ xả, độ lượng hải hà, không chỉ khiến cho đức hạnh của bản thân mình nâng cao lên mà còn có thể cảm hóa người khác.