Chiếc chìa khóa thứ nhất: Thay đổi đúng lúc
Một người dù giàu hay nghèo, cũng phải đều không ngừng tự hoàn thiện chính mình, tiến về phía trước. Thế nhưng, cổ nhân dạy: nếu bạn không thể đi tiếp được nữa, kiên trì sẽ không phải lựa chọn khôn ngoan. Có những việc, cố hết sức mà không thu được kết quả thì nên từ bỏ. Bằng không càng cố chấp, đã sai lại càng sai.
Người khôn, đừng để bản thân phải rơi vào bước đường cùng rồi mới chịu quay đầu làm lại. Trong thực tế, nỗ lực là cần thiết, nhưng mù quáng sẽ dẫn đến tai họa. Đường nào thì cũng là đường. Khi quá khó khăn, bạn hãy thử chuyển hướng. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn.
Chiếc chìa khóa thứ hai: Buông bỏ chấp niệm
Chấp niệm luôn tồn tại trong bản chất của con người. Thế nhưng, từ bỏ để hạnh phúc, hay nhấn chìm tâm trí trong xúc cảm tiêu cực đó lại là lựa chọn của mỗi người.
Nếu ta cứ mãi chấp niệm, giày vò bản thân bởi thứ không thuộc về mình. Chẳng phải ta đã phí hoài một cuộc sống tươi đẹp hay sao? Một kiếp người vốn đã mang nhiều khổ hạnh, nên đừng đem dùng tổn thương xưa cũ để hành hạ bản thân. Buông bỏ không phải là tha thứ cho người khác mà chính giải thoát cho chính mình.
Nên nhớ, cuộc đời chỉ như một ngọn nến, rực rỡ thế nào, đau khổ ra sao, cũng sẽ tàn lụi trong gió mà thôi.
Chiếc chìa khóa thứ ba: Chịu đựng được thiệt thòi
Làm người nếu đức không cao, lòng không rộng, nhân cách không chính trực, sẽ càng sân si, xem việc chịu thiệt là nhỏ nhặt, ngu ngốc.
Thế nhưng, người có thể chịu đựng thiệt thòi với một nụ cười thanh thản trên môi đã đạt đến một cảnh giới của sự tu dưỡng. Làm người, không sợ chịu thiệt, việc nhiều thì làm thêm một ít, sẽ giúp tôi luyện tâm tính bản thân, nâng cao bản năng chịu đựng, giúp cõi lòng được thanh tịnh, nhẹ nhõm.