3 giai đoạn biến 1 người từ nghèo khó thành giàu có, bạn đang ở giai đoạn nào?

15:50, Thứ sáu 05/07/2019

( PHUNUTODAY ) - Người giàu không phải tự nhiên mà giàu, quan trọng là họ biết cách làm mình trở nên giàu có.

1. Tiết kiệm: Người giàu tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Muốn biết sự giàu nghèo của 1 người, có thể nhìn vào cách họ chọn thực phẩm, đồ uống, quần áo và những đồ khác. 

Nhiều người nghĩ rằng, người giàu thường chọn các sản phẩm đắt tiền nhưng thực ra, việc dành thời gian cho việc phô bày tài sản sẽ khiến họ mất thời gian và khó đạt được thành tựu cao. 

Nếu bạn kết hôn với một người tiêu xài lãng phí, đa số không thể trở nên giàu có và hầu như không ai có thể vừa xây nhà vừa tiêu tiền như nước. Tất nhiên, chỉ tiết kiệm sẽ không giúp bạn giàu có, chúng ta cũng cần tạo ra của cải.

lam-giau-phunutoday-1

2. Sử dụng thời gian, tinh lực và tiền bạc hợp lý để tạo ra của cải

Trong việc tạo ra và tích lũy của cải thì yếu tố hiệu quả cực kì quan trọng, Tâm lý chung ai cũng muốn giàu có nhưng rất ít người biết cách sắp xếp thời gian, sức lực để đạt được mục tiêu của mình. 

Theo khảo sát, mỗi tháng so với người nghèo, những người giàu có sử dụng gấp đôi thời gian để lên kế hoạch cho các hoạt động đầu tư của mình. Trung bình họ dành 8,4 giờ một tháng cho việc xử lý tài sản và đầu tư của bản thân, trong khi một người bình thường chỉ dành 4,6 giờ mỗi tháng.

Bạn có dành nhiều thêm thời gian để thực hiện kế hoạch cho tình hình kinh tế trong tương lai không? Bạn có đủ thời gian để quản lý sự đầu tư của mình? Khi bạn phân bổ thời gian để làm việc, việc quản lý tài sản có tốt hơn các hoạt động khác không? Nếu những câu trả lời này là có, xin chúc mừng, bạn đã bước vào giai đoạn thứ hai.

lam-giau-phunutoday-2

3. Càng lo lắng chuyện tiền bạc thì trí lực càng giảm sút?

Nếu bạn quá lo lắng về chuyện tiền bạc thì trí lực ắt giảm sút, bạn cũng chẳng còn đủ minh mẫn để suy nghĩ sáng suốt như mọi ngày. 

Trong nghiên cứu của Mullinson, ảnh hưởng đến tư duy trong giai đoạn thiếu tiền và ảnh hưởng do mất ngủ cả đêm có đến 80% là tương đồng.

Tiền bạc cũng vậy. Lúc không có tiền, bạn lúc nào cũng mong muốn nó, suốt ngày chỉ nghĩ đến nó. Tồi tệ hơn đó là theo nghiên cứu của Seidhill Mullinson và đồng nghiệp của ông, Eldar Shafir tại Đại học Princeton, bạn càng lo lắng về tiền bạc thì càng không thể đưa ra những phương hướng giúp thoát nghèo đúng đắn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc