Đa phần các chị em văn phòng đều gặp phải tình trạng béo bụng do ngồi nhiều. Làm việc 8 tiếng thậm chí còn hơn thế khiến vòng 2 dễ bị tích mỡ gây nên tình trạng bụng mỡ, vòng 2 thiếu thon gọn trong khi chân tay vẫn nhỏ nhắn, thon gọn. Thật ra béo bụng không chỉ mỗi nguyên nhân là ngồi nhiều, còn do chế độ ăn toàn những loại thực phẩm có thể gây tích mỡ ở vòng 2 mà các chị em chẳng hề hay biết. Và đây là 3 kiểu bụng mỡ thường gặp nhất, mỗi loại lại có cách khắc phục riêng chị em có thể tham khảo để cải thiện vòng bụng và vòng eo của mình.
1. Bụng trên dày mỡ, vòng eo thẳng đuột
Phần bụng trên dày mỡ nguyên nhân chính là do chế độ ăn không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, uống nước ngọt... nên gây ra tình trạng tích mỡ ở vùng bụng trên. Đây là kiểu bụng mỡ cơ bản vì đa phần ai cũng có thói quen ăn uống tùy hứng, thích gì ăn nấy như vậy.
* Chế độ ăn uống đề xuất:
- Kiểm soát lại lượng thức ăn hấp thụ mỗi ngày.
- Ăn giảm ngọt, giảm mặn để tránh việc hấp thụ quá nhiều carbohydrate vào cơ thể.
- Vẫn hấp thụ chất béo nhưng cần chọn lọc chứ không phải loại nào cũng nạp vào cơ thể. Ví dụ chất béo trong đồ ăn nhanh không hề tốt cho sức khỏe cũng như vòng bụng của bạn; trái lại những loại chất béo trong mỡ/ da động vật và trong các loại cá là chất béo bão hòa nên rất tốt cho sức khỏe.
* Các bài tập hỗ trợ:
Mới bắt đầu tập, bạn có thể tập chạy bộ, các bài tập cadio nhẹ nhàng để giảm mỡ toàn thân, sau đó hãy tập thêm các bài tập cho vùng bụng trên như gập bụng, plank... những bài tập chỉ cần kiên trì tập ở nhà vòng bụng sẽ cải thiện rõ rệt.
2. Phình bụng dưới
Tình trạng mỡ bụng dưới gặp phải do ngồi nhiều, lười vận động, đa phần các chị em văn phòng đều gặp phải. Cùng với đó là các chế độ ăn toàn những thực phẩm khó chuyển hóa, hệ tiêu hóa làm việc không triệt để khiến mỡ bụng dưới tích tụ lại, ngày qua ngày gây nên tình trạng mỡ bụng dày khó có thể triệt tiêu được.
* Chế độ ăn uống đề xuất:
- Người bị mỡ bụng dưới nên ăn nhiều rau xanh để tăng chất xơ, kích thích tiêu hóa cũng như chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
- Ăn thêm ngũ cốc, các loại hạt để cung cấp thêm năng lượng, dinh dưỡng mà không bị tình trạng tích mỡ ở bất kỳ đâu đặc biệt là vùng bụng.
- Ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng chứ đừng ngồi hay nằm luôn để tránh phần bụng dưới bị tức khó chịu, đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mỡ bụng dưới.
* Bài tập hỗ trợ:
- Với những người bị mỡ bụng dưới, không nên tập bụng với cường độ cao, việc này sẽ khiến bụng càng to và thô cứng chứ không hỗ trợ giảm bụng. Nên ăn uống điều độ trước sau đó mới áp dụng các bài tập nhịp nhàng như yoga, erobic...
- Những bài tập chuyên về mỡ bụng dưới là: nâng chân, plank, squat...
3. Ngấn mỡ ở hai bên eo, phần thắt lưng phía sau
Tình trạng này thường gặp phải ở phụ nữ sau sinh, bởi phần cơ ở bụng bị giãn ra trong suốt quá trình mang thai, sau khi sinh nếu không tập luyện thì khó có thể lấy lại được độ đàn hồi ở hai bên thành bụng, bên eo và thắt lưng.
* Chế độ ăn uống đề xuất:
- Bơ là loại thực phẩn có thể giảm tình trang tích mỡ hai bên eo rất tốt, vậy nên nếu bạn gặp phải tình trạng này hãy bổ sung thêm bơ vào các bữa ăn hàng ngày, ví dụ thêm bơ vào salad, uống sinh tố bơ (ít đường)...
- Các loại mỡ, chất béo trong cá sẽ kích thích hormone phát triển để đốt cháy phần mỡ thừa tích tụ ở hai bên eo.
- Ăn nhiều rau đặc biệt là rau lá màu xanh để tăng chất xơ nạp vào cơ thể.
* Bài tập hỗ trợ:
- Phụ nữ mới sinh xong nên tập các bài tập nhẹ nhàng để tác động từ từ vào vùng cơ hai bên thành bụng và thắt lưng phía sau, một vài động tác hỗ trợ như: ngồi vặn mình, đứng vặn mình hình tam giác, co gối đạp chân...
- Với người bình thường, bạn có thể tập những bài tập chuyên về vùng cơ hai bên hông và eo như đạp chân, squat, một vài động tác yoga cơ bản cũng hỗ trợ giảm mỡ hai bên eo. Phần thắt lưng phía sau thì tập plank, động tác hõm lưng cong người... có thể giúp cải thiện đáng kể.