Thật thích thú khi các loại rau gia vị tươi ngon được trồng trong chính vườn nhà bạn. Chúng rất dễ trồng, cho dù là ngoài ban công, bên cửa sổ hay ngoài vườn, …Nhiều loại rau gia vị cũng có thể trồng quanh năm và sẽ giúp bạn tiết kiệm được việc đi mua chúng ở siêu thị hay ngoài chợ. Bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc các loại rau gia vị dưới đây là bạn sẽ có ngay một chợ mini rau gia vị ở vườn nhà.
1. Bạc Hà
Lá bạc hà có mùi thơm mát dễ chịu, có khả năng giảm stress, xua đuổi muỗi và một số côn trùng khác, nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Đây là cây lâu năm thân thảo, cao đến 10–60 cm (đôi khi đạt đến 100 cm). Lá đơn, mọc đối xứng, dài 2–6,5 cm và rộng 1–2 cm, có lông, viền lá có răng cưa thô. |
Cách làm:
1. Cắt vài thân cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Dùng nước rửa sạch sau đó đặt vào trong một bình nước, cho đến khi đạt tới độ cao phù hợp (ít nhất cũng cao hơn tất cả các đốt bị cắt lá). Cuối cùng, đặt ở môi trường sáng, chú ý không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nước tốt nhất nên là nước tự nhiên để 2 ngày trở lên.
2. Trong một tuần khi nuôi bằng nước, sẽ có hiện tượng lá khô héo, có thể tạm thời di chuyển tới nơi râm mát, thông gió, tưới cho lá ít nước. Thông thường sau 2 ngày, hiện tượng này sẽ biến mất. Cành cây sau 2-3 ngày có thể tự sinh ra những chiếc rễ trắng xinh xắn. Theo kinh nghiệm của những người trồng bạc hà theo phương pháp thủy sinh, ánh sáng càng nhiều, nhiệt độ càng cao, thì rễ mọc càng nhanh.
Trong thời gian trồng bằng nước, có thể cho một ít chất dinh dưỡng vào trong nước, để cây có thể sinh trưởng tốt.
|
3. Sau một tuần nuôi bằng nước, có thể đưa đến cửa sổ, đặt ở những nơi có ánh sáng chiếu tới trực tiếp cũng sẽ không còn hiện tượng lá bị khô héo. Rễ cây cũng mọc dài hơn, cành cây cũng cao hơn, lúc này cây đã bước vào giai đoạn sinh trưởng bình thường.
4. Tính hướng sáng của bạc hà rất mạnh, nên chú ý thường xuyên thay đổi hướng của bình nước. Bạc hà trồng bằng nước phát triển rất nhanh. Tuy nhiên cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng vào trong nước hoặc một tuần một lần, tưới lên lá các loại phân bón có nito.
5. Khi cây đã mọc cao quá so với bình nước, có thể thay bình cao hơn, hoặc cắt cành cây để tiến hành nuôi cây mới.
2. Gừng
Chọn củ gừng: chọn củ dày mình, nhẵn nhụi. Không chọn củ bị sứt vỏ, khô héo do để quá lâu và bỏ phần gốc của mỗi củ gừng giống.
Cách trồng gừng:
Ngâm củ gừng vào nước và để qua đêm
Sau đó, lấy dao cắt củ gừng ra thành các đoạn nhỏ (từ 40 – 60g để đủ dinh dưỡng nuôi cây non), chú ý không cắt vào mắt gừng và loại bỏ gốc gừng không có mầm
Gừng được sử dụng phổ biến như một loại gia vị, đặc biệt là trong các món ăn châu Á và các món bánh nướng. |
Lấy đất sau khi trộn đều cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm
Tưới nước nhẹ 2 - 3 lần/ ngày, tránh chôn sâu hom gừng để tránh úng nước, thối củ
Sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm
Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần
Đặt chậu cây ở ngoài hiên, hay trong phòng; thỉnh thoảng đặt chậu ra phía có ánh nắng dịu để cây quang hợp
Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy tù 3 - 4 cm khi thấy củ gừng nhô lên
Gừng thích hợp với các loại đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. |
Giữ đất luôn đủ độ ẩm, nhất là trong giai đoạn gừng xuống củ, nhưng không quá ướt
Ngừng tưới nước sau 7 – 8 tháng, khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch
Thu hoạch:
Gừng trồng khoảng 5 – 6 tháng có thể thu hoạch để lấy củ. Khi đào, phải nhẹ tay tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh dễ xâm nhập.
Chú ý: Vì trồng gừng tại nhà nên tránh dùng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc tăng trưởng. Hãy dùng phân giun quế hay các loại phân hữu cơ an toàn khác có bán trên thị trường.
3. Ngải cứu
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)… Cây thường mọc hoang và cũng được trồng trong các gia đình. Ngải cứu là cây quen thuộc trong nhân dân bởi ngoài làm rau ăn ngải cứu còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Cách trồng
Cây ngải cứu có thể trồng bằng cách gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành. Nhưng đơn giản nhất và nhanh nhất là cắm cành. người trồng có thể chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 - 30 cm và cắm xuống đất. Khoảng một tháng là có thể thu hoạch được.
Bộ phận dùng làm thuốc là cành và lá ngải cứu. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc. |
Cách chăm sóc
Ánh sáng: Đa phần các loại rau đều ưa nắng nên chọn chỗ có đủ ánh sáng (tối thiểu 6h/ngày) để trồng cây mới có hiệu quả.
Nước: Nước rất cần thiết cho cây phát triển nhưng nếu tưới nhiều quá hoặc ít quá cũng đều gây ra một số bệnh như thối rễ ở cà chua, dưa chuột... khi tưới nhiều.
Phân bón: Phải bón phân cân đối hợp lý, không thừa cũng không thiếu. Tuỳ từng loại cây mà có chế độ bón phân khác nhau. Tựu chung lại thì có vài lần bón như sau: bón lót trước khi trồng cây con bằng phân chuồng hoai mục, phân cá ủ hoai, phân vi sinh.
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh… |
Bón thúc bằng phân chuồng + phân vô cơ: đạm, lân, kali khi cây chuẩn bị ra hoa và khi cây chuẩn bị có quả. Với mỗi loại cây sẽ cần một lượng phân bón nhất định.
Với rau ăn lá, nói chung chỉ cần tưới nước, nước tiểu ngâm lân là đủ rồi. Hoặc nếu bạn trồng cây lá lớn, có thể mua phân bón lá về bón cho cây, miễn sao trước khi thu hoạch 10 ngày thì ngừng tưới bất cứ thứ gì, trừ nước.
Cách trồng đơn giản cho 3 cây gia vị chữa bệnh ngay tại nhà (P.1) (Khám phá) - (Phunutoday) - Có nhiều loại rau vừa làm thuốc chữa bệnh vừa dùng để ăn hàng ngày cho gia đình bạn mà lại rất dễ trồng và nhanh thu hoạch. |
Trồng 5 loại củ, quả tí hon dễ dàng cho bữa ăn ngon gia đình (Khám phá) - (Phunutoday) - Nhỏ bằng đầu ngón tay, không tốn diện tích, cây nhanh cho trái lại dễ chế biến,... những ưu việt của rau củ tí hon khiến nhiều bà nội trợ thích |
4 loại rau củ trồng bằng chậu lớn nhanh như thổi (Khám phá) - (Phunutoday) - Không tốn diện tích, chỉ cần một chậu đất bạn có thể trồng những cây này để phụ vụ cho bữa ăn gia đình vừa tiết kiệm lại còn sạch an toàn |